Cây cô đơn tự viết một bài thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Đó là câu thơ đầu tiên tôi viết khi mười tám tuổi. Thế rồi, những năm sau, tôi lại chẳng biết phải viết thêm như thế nào. Hay, chính tôi mới cô đơn trong cuộc đời này chứ cái cây ấy vẫn một mình xanh tươi, tỏa bóng mát.

Sau này, khi xem bộ phim “Mắt biếc” của đạo diễn Victor Vũ chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi thấy có hình ảnh cây cô đơn (cây vông đồng ở làng Hà Cảng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế). Lúc ấy tôi nhận ra, cái cây trên con đường về làng mình bao năm cũng đơn độc như thế. Và, chính nó đã dạy cho tôi những bài học cuộc đời.

Lần đầu tiên, tôi hỏi bố rằng, ai đã trồng cái cây này? Khác với sự hiểu biết của tôi bây giờ, lúc đó ông đã trả lời: “Đó là nhân duyên của đất trời”. Tôi tin là như thế, mỗi cái cây dù từ tay người gieo trồng hay do gió đưa hạt hoa về đều có duyên cả, chẳng có gì là vô cớ.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Lại nhớ một buổi trưa đi học về, tôi bị hỏng xe đạp, dắt bộ mãi cũng tới nơi bóng mát. Lúc ấy, tôi chỉ biết kiếm được chỗ mát là ngồi nghỉ chứ đâu có nghĩ nhiều. Nhưng rồi, trước mắt tôi là những vết dao trên phần rễ cây nổi lên mặt đất. Ngước lên vòm xanh đang chắn “lửa” mặt trời rồi nhìn lại gốc cây, tôi thấy hổ thẹn với thiên nhiên. Giữa trưa nắng vắng tanh không một bóng người, chỉ còn tôi đối diện với lỗi lầm đấy. Có ai đó đã từng ngồi đây, dưới bóng mát này, trong lúc vui chuyện hay cần che giấu nỗi buồn thương mà băm những vết dao vô tâm đó chăng.

Lần thứ ba là khi tôi đi học xa. Chuyến xe muộn màng đưa tôi về trong một chiều giông gió. Ở miền núi, mưa đến rất nhanh, thoáng chốc đất trời đã tối sầm. Lúc này, cây một mình oằn mình trong gió bão, tôi cảm tưởng như đó là một người đang ghìm mái chèo đưa con thuyền vượt qua sóng dữ. Sau này, đi nhiều nơi, đọc sách nhiều hơn, tôi hiểu ra đó là thử thách để cây cứng cỏi hơn. Phải vượt qua sinh tồn, qua nguy nan ấy mới đủ cả sự linh hoạt và uyển chuyển. Hình ảnh đó cứ đọng mãi trong tâm trí như một bài học mới, chưa từng được học khi còn cắp sách đến trường.

Một hôm, trong câu chuyện qua điện thoại với tôi, mẹ bảo cái cây ấy chết rồi, đã thác sau bao nhiêu năm tuổi thì chẳng mấy ai biết nữa. Tôi bấm máy hỏi bố tôi, ông húng hắng ho nhưng tôi tin không phải vì trời lạnh. Ông bảo tôi hãy về, ông sẽ kể. Tôi trở về khi cái cây ấy chỉ còn là một đoạn gốc được người ta chặt bỏ bởi những vết cắt kết thúc một đời trụ vững trong mưa gió. Giờ thì, hai bố con tôi lại ngồi bên hiên nhìn ra khoảng trống nơi cái cây không còn nữa. Tôi tin lúc này tôi và bố, mỗi người đang nhìn thấy một cái bóng khác nhau, cái bóng cây trong thẳm sâu tâm hồn của mỗi người.

Bố tôi nhấp một ngụm trà rồi trầm ngâm cất tiếng: “Cái cây cũng như người, không thể cô đơn mãi được, sẽ chết dần vì buồn tẻ”. Tôi thắc mắc: “Vì sao trong từng ấy năm, bố và mọi người không trồng thêm những cái cây bên nó?”. Ông bảo, vì ông cũng như bao người ở đây mải miết mưu sinh, mải miết vun đắp cái gốc của riêng mình mà quên một cái cây thường che bóng mát độ đường. Rồi ông hỏi lại, sao con nhiều chữ thế không viết một cái gì về nó để ngày sau những đứa trẻ lớn lên sẽ biết nơi đây từng có một cái cây như thế?

Bây giờ thì tôi đã có thể viết tiếp những câu thơ sau bao năm gián đoạn: “Cây cô đơn tự viết một bài thơ/Bài thơ ấy có hình bóng mát…”.

Có thể bạn quan tâm

Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Bát nước chè xanh

Bát nước chè xanh

(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.
Khúc giao mùa

Khúc giao mùa

(GLO)- Mấy hôm nay, phố núi Pleiku có dấu hiệu chuyển mùa đổi tiết. Bầu trời không xanh trong miên man như những tháng đầu mùa khô, dù mỗi buổi mai, nắng vẫn ửng vàng trên những vòm cây xanh sẫm.
Cô bán rau

Cô bán rau

Huệ bán rau ở phố này cũng đã hơn hai năm. Ấy vậy mà chẳng ai hỏi tên Huệ là gì. Nếu cần mua rau, người ta chỉ ới một câu trống không: "Này, rau"... là cô đã quay ngay lại rồi.
Trà my quyến rũ

Trà my quyến rũ

(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.
Tản mạn từ vuông cửa

Tản mạn từ vuông cửa

(GLO)- Cửa sổ phòng làm việc của tôi nhìn ra một vòm cây. Từ khoảng ô vuông này, có thể cảm nhận được sự luân chuyển của thời gian. Nếu dùng máy ảnh để ghi lại những thời khắc cây lá chuyển mình sẽ nhận ra thời gian có những bước đi tưởng chừng như vô hình mà cũng đầy dấu ấn.
Tháng ba này hoa gạo nơi đâu?

Tháng ba này hoa gạo nơi đâu?

(GLO)- Với tôi, ký ức một loài cây đến từ những câu chuyện cuộc đời. Ký ức ấy không chỉ là bóng mát, là lá phổi xanh cho sự sống của con người mà còn là chốn neo đậu biết bao tâm hồn yêu thiên nhiên.