Cắt bỏ nửa lá phổi mới lấy được chiếc xương cá cho bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 3-7, Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết BV vừa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân N.H.T (41 tuổi) trong tình trạng ho khạc đàm vàng, sốt cao liên tục trong vòng 3 ngày trước, thân thể mệt mỏi.

Vị trí xương cá mắc kẹt trong phổi bệnh nhân
Vị trí xương cá mắc kẹt trong phổi bệnh nhân



Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán ông T. bị viêm phổi thùy dưới bên phải. Tuy nhiên, sau đó, kết quả chẩn đoán hình ảnh phát hiện một dị vật nằm trong phế quản của thùy dưới phổi phải, đã gây ra các biến chứng viêm phổi cho bệnh nhân.

Bệnh nhân T. nhớ lại, cách đây 5 năm, ông từng bị sặc xương cá. Sau đó ông xuất hiện nhiều đợt ho kéo dài. Mặc dù ông đã đi điều trị nhiểu nơi nhưng tình trạng không cải thiện.

Bác sĩ Cao Minh Thông (chuyên khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực) - người điều trị ca này - cho biết: Thông thường những trường hợp hóc xương, bệnh nhân sẽ được nội soi để gắp dị vật ra ngoài. Nhưng ở ca này, chiếc xương cá mắc quá lâu trong suốt 5 năm và đã ghim sâu vào trong phần phế quản trung gian, khiến phổi bị đông đặc và viêm mũ mạn tính, nội soi thông thường không thể gắp được. Vì vậy các bác sĩ chọn phương án mổ hở.

Sau 2 giờ phẫu thuật, ê kíp mổ đã cắt thùy dưới phổi phải và lấy dị vật xương cá nằm trong phế quản ra ngoài.


Bác sĩ Trần Anh Đào (chuyên khoa Nội hô hấp BV Hoàn Mỹ Sài Gòn) khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi ăn cá hoặc thịt có nguy cơ mắc xương.

Nếu không may, bị hóc xương hoặc dị vật do sặc kèm theo đó là tình trạng ho kéo dài cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu để kiểm tra nhằm tránh tình trạng đáng tiếc như ca bệnh trên. Vì nếu phát hiện sớm, bác sĩ có thể lấy dị vật ra ngoài bằng phương pháp nội soi tránh bị phẫu thuật và các biến chứng do nó gây ra.

* Cùng ngày, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn cũng cho biết vừa phẫu thuật thành công ca u màng não khổng lồ ở cụ bà 76 tuổi. Khối u có kích thước 7 x 5 cm. Đây là ca bệnh khó và có nguy cơ tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời.

Bà U. còn có bướu giáp thòng, chèn ép khí quản, đồng thời mắc phải bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.

Duy Tính (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

Nhiều người thường ngày không để ý đến sức khỏe thận và chỉ bắt đầu quan tâm khi thận phát tín hiệu báo động. Đó là lúc thận xuất hiện triệu chứng do những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như sỏi thận, suy thận.

null