Cảnh báo ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc lan khắp Đông Nam Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang lây lan nhanh chóng khắp Đông Nam Á và mở ra viễn cảnh “kinh hoàng” có thể lan đến châu Phi.

Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc được phát hiện lần đầu tiên ở Campuchia vào năm 2008, sau đó lan nhanh và xuất hiện rõ rệt nhất các nước láng giềng Đông Nam Á từ năm 2017. Các phân tích mẫu máu của người bệnh đến từ các nước trong khu vực này cho thấy, hơn một nửa trường hợp không thể điều trị bằng thuốc. Giới chuyên gia lo ngại chủng ký sinh trùng sốt rét này có thể lan đến châu Phi và gây “tử vong hàng loạt”.

 

Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc được phát hiện lần đầu tiên ở Campuchia và sau khoảng 10 năm đã lan sang các nước láng giềng Đông Nam Á. Ảnh: DailyMail
Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc được phát hiện lần đầu tiên ở Campuchia và sau khoảng 10 năm đã lan sang các nước láng giềng Đông Nam Á. Ảnh: DailyMail


430.000 chết vì sốt rét mỗi năm

Sốt rét - căn bệnh cướp đi sinh mạng của khoảng 430.000 người trên giới mỗi năm, được điều trị bằng sự kết hợp của hai loại thuốc - artemisinin và piperaquine. Hơn một nửa số trường hợp tử vong này ghi nhận ở châu Phi, với khoảng 250.000 người. Sốt rét là do ký sinh trùng Plasmodium gây ra và truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, những loại thuốc chống sốt rét hàng đầu này đã thất bại trong việc điều trị cho gần một nửa số bệnh nhân ở Campuchia, Thái Lan và Việt Nam vào năm 2017. Trước đó, theo một báo cáo công bố năm 2013, những loại thuốc này đã thất bại trong việc loại bỏ bệnh sốt rét ở 46% bệnh nhân được điều trị ở phía Tây Campuchia. Số bệnh nhân còn lại được chữa khỏi bằng các loại thuốc thay thế.

Ký sinh trùng sẽ theo vết muỗi đốt xâm nhập vào máu của con người. Các triệu chứng khi người bệnh nhiễm sốt rét bao gồm: sốt; cảm thấy nóng và rùng mình; nhức đầu; bị nôn; đau cơ và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng 1 tuần đến 18 ngày sau khi bị ký sinh trùng sốt rét xâm nhập. Nhưng cũng có trường hợp các triệu chứng xuất hiện sau 1 năm hoặc hơn. Người bệnh cần điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng này.

Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc mạnh mẽ để tồn tại

Sốt rét được tìm thấy ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bệnh sốt rét có thể tránh được bằng cách sử dụng thuốc chống xịt côn trùng, mặc quần áo dài che chân tay để tránh muỗi đốt… Người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc chống sốt rét và có thể phục hồi hoàn toàn nếu được điều trị sớm. Trong khi đó, người bệnh không được điều trị có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng khi ký sinh trùng xâm nhập và phá vỡ các tế bào hồng cầu, đồng thời làm giảm số lượng tế bào nói chung.



 

Muỗi truyền ký sinh trung sốt rét. Ảnh: Shutterstock
Muỗi truyền ký sinh trung sốt rét. Ảnh: Shutterstock



Nghiên cứu của TS. William Hamilton tại Viện Wellcome Sanger (Anh) cho thấy, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc chủng KEL1/PLA1 đã lan rộng từ phía Tây Campuchia.

“Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang rất phổ biến ở nhiều vùng của Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ký sinh trùng lây lan bằng cách phát triển nhiều tính năng di truyền, cho thấy chúng cũng đã cố gắng để tồn tại”, TS. Hamilton cho biết.

Giáo sư Olivo Miotto, tại Viện Wellcome Sanger, thậm chí cho rằng: “Chủng ký sinh trùng kháng thuốc “rất thành công”. Chúng có khả năng xâm chiếm các vùng lãnh thổ mới và có được các đặc tính di truyền mới, mở ra “viễn cảnh đáng sợ” nó có thể lan sang châu Phi”.

Một nghiên cứu của TS.BS. Huỳnh Hồng Quang đăng trên trang web của Viện sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn cảnh báo, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc là một mối đe dọa với việc xây dựng Chiến lược Phòng chống và Loại trừ sốt rét trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay, diễn tiến kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét đã lan rộng đến nhiều quốc gia và vũng lãnh thổ, đặc biệt tại các quốc gia trong khu vực Tiểu vùng Sông Mê Kong (GMS), trong đó Việt Nam là một trong 5 quốc gia có biểu hiện kháng thuốc phức tạp.

Thiên Bình/VOV.VN
Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.