Cảnh báo chiêu lừa tiền tỷ khi đăng ký tham gia 'giải chạy' qua mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Lợi dụng tâm lý của phụ huynh mong muốn rèn luyện thể chất cho con, một số đối tượng sử dụng mạng xã hội giả mạo các giải chạy, sau đó dẫn dụ phụ huynh đăng ký rồi tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trang Facebook giả mạo giải chạy. (Ảnh TTXVN phát)
Trang Facebook giả mạo giải chạy. (Ảnh TTXVN phát)

Công an thành phố Hà Nội cho biết những năm gần đây, các giải chạy Marathon đã trở thành ngày hội thể thao dành cho các gia đình.

Nhiều phụ huynh mong muốn trẻ em có một sân chơi lành mạnh, bổ ích để phát triển thể chất và tinh thần nên đăng ký giải chạy để giúp con trẻ rèn luyện.

Lợi dụng tâm lý đó, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội giả mạo các giải chạy, sau đó dẫn dụ phụ huynh đăng ký rồi tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vừa qua, chị T (trú tại Hà Nội) có truy cập quảng cáo trên trang Facebook “KIDS RUN - Marathon” về giải chạy cho các bạn nhỏ từ 4-15 tuổi và gia đình.

Trang Facebook này thường xuyên đăng tải bài viết về cơ cấu giải thưởng cuộc thi như: toàn bộ chi phí quà tặng cho vận động viên xuất sắc sẽ được sử dụng để thêm vào chi phí cho chuyến đi từ thiện sau khi giải chạy kết thúc, là giải chạy vì đồng bào, chạy vì rừng xanh…

Thấy đây là sân chơi hay, bổ ích cho con, chị T đã nhắn tin đăng ký tham gia và được "Ban tổ chức" yêu cầu tham gia hoạt động khảo sát cho phụ huynh thì sẽ được tham gia xét duyệt chính thức vào nhóm hoạt động chung của phụ huynh để giao lưu, trao đổi.

Khi vào nhóm, chị được một "phụ huynh" nhờ thực hiện nhiệm vụ để giúp các nhà tài trợ giải chạy đẩy lượt bán sản phẩm.

Sau 2 lần chuyển khoản với số tiền nhỏ: 850 nghìn đồng, 3 triệu đồng; chị nhận lại được đủ số tiền.

Khi số tiền tăng lên thì chị T không nhận lại được và được các “phụ huynh rởm” trong nhóm nhắn tin hỏi và trao đổi “cũng không nhận lại được tiền nhưng sau khi thực hiện thêm nhiệm vụ, được nhận lại đủ số tiền của cả hai lần.”

Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, chị T yêu cầu các phụ huynh kia gửi ảnh căn cước. Do thấy ảnh căn cước đáng tin cậy, chị tiếp tục chuyển 7 lần với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng.

Lúc này, chị không rút được tiền nên mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo sự việc.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cẩn thận trọng khi tham gia mạng xã hội. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và bất kỳ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.

Các lọ tinh dầu thuốc lá điện tử được thu giữ. Ảnh nguồn cand.com.vn

Cảnh báo việc bơm tinh chất chứa ma túy vào thuốc lá điện tử bán cho học sinh, sinh viên

(GLO)-Công an tỉnh Phú Thọ thông tin, thời gian gần đây, các đối tượng phạm tội thường mua các lọ tinh dầu chứa chất ma túy MDMB-BUTINACA trên các trang mạng xã hội, sau đó về pha loãng bằng các loại dung dịch khác nhau rồi bơm vào các Pod thuốc lá điện tử và bán cho học sinh, sinh viên để kiếm lời.

Công an huyện Đức Cơ ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng

Công an huyện Đức Cơ ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng

(GLO)- Thời gian gần đây, nhiều người dân ở huyện Đức Cơ  (tỉnh Gia Lai) bị tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước tình hình đó, Công an huyện đã nỗ lực triển khai các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.