Cảnh báo các triệu chứng mới ở bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyên gia y tế tại Ấn Độ cho biết hiện tượng viêm dây thần kinh thính giác hoặc xuất hiện cục máu đông do nhiễm virus này ảnh hưởng tới thính giác tương tự như khứu giác.

Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 28/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 28/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Các thành viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Ấn Độ ngày 7/9 kêu gọi các bác sỹ cần xếp vào dạng nghi nhiễm các trường hợp xuất hiện những triệu chứng như giảm thính lực, khô miệng, đau nhói đầu, viêm kết mạc, giảm tiết nước bọt và phát ban trên da, ngay cả khi không có các triệu chứng phổ biến như sốt, ho, khó thở. 
Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến do Thống đốc bang Maharashtra, ông Uddhav Thackeray chủ trì, bác sỹ Rahul Pandit, một thành viên của lực lượng trên cho biết: “Dù đã 17 tháng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các triệu chứng mới vẫn tiếp tục được phát hiện, đòi hỏi giới khoa học phải theo sát những triệu chứng này.” 
Bác sỹ Samir Bhargava, chuyên gia tai mũi họng tại Bệnh viện RN Cooper, cho biết hiện tượng viêm dây thần kinh thính giác hoặc xuất hiện cục máu đông do nhiễm virus ảnh hưởng tới thính giác tương tự như khứu giác.
Hiện có ít trường hợp được thống kê có biểu hiện giảm thính giác liên quan đến COVID-19.
Về phần mình, bác sỹ Sanjay Oak, trưởng nhóm đặc nhiệm, cho biết trong làn sóng lây nhiễm thứ hai do biến thể Delta gây ra, hầu hết các triệu chứng chỉ liên quan đến đường tiêu hóa, như tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Biểu hiện sốt cũng dưới nhiều dạng khác nhau. Một số người không sốt, một số người sốt cao, một số người thì chu kỳ sốt và tái sốt trong vòng 2-3 ngày, nhưng với nhiều người thì sốt chỉ khi bệnh trở nặng.
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết nước này đã ghi nhận 38.948 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, 43.903 ca đã bình phục và 219 ca tử vong mới.
Trong khi số ca mắc mới do biến thể Delta đang tăng trên toàn cầu, các chuyên gia Malaysia cảnh báo cần theo dõi chặt chẽ biến thể có tên Mu vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực mạnh hơn và có thể vô hiệu hóa vaccine ngừa COVID-19.
Biến thể Mu, còn được gọi là biến thể B.1.621, lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1/2021.
Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.