Cần xử lý nghiêm những người thiếu trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ vì một người thiếu ý thức với sự an toàn của bản thân và cộng đồng, khai báo y tế không trung thực mà toàn bộ nỗ lực trong công tác phòng-chống dịch Covid-19 ở nước ta có nguy cơ bị xóa nhòa. Cả nước bị cuốn vào việc chống dịch khi số bệnh nhân dương tính với Covid-19 ngày càng dài thêm và hiện đã lên đến con số 34, càng cho thấy, cần có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc với những người thiếu trách nhiệm, che giấu thông tin, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. 
Ảnh internet
Ảnh internet
Tính đến ngày 10-3, toàn thế giới đã có 114.540 người ở 115 quốc gia và vùng lãnh thổ nhiễm Covid-19, trong đó có 4.026 ca tử vong, 64.170 ca bình phục. Như vậy là sau gần 2 tháng chống chọi, dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà càng lây lan rộng khắp thế giới, con số thiệt hại về nhân mạng tiếp tục tăng lên.
Đó là nỗi đau đớn, là sự mất mát khó thể đo đếm. Bởi kinh tế suy thoái thì có thể vực lại, dù thời gian ngắn hay dài. Nhưng sự mất mát con người thì không thể lấy gì bù đắp. Bài học rút ra trong công tác phòng-chống dịch Covid-19 là càng che giấu sự thật, dịch bệnh càng khó kiểm soát, thiệt hại sẽ vô cùng nặng nề. Chỉ vì không công khai, minh bạch ngay từ đầu mà Vũ Hán đã trở thành ổ dịch, khiến Trung Quốc và cộng đồng quốc tế phải vất vả vào cuộc để ngăn chặn. Nhưng xem ra, cuộc khủng hoảng này vẫn còn kéo dài và để lại hậu quả hết sức nặng nề. Tính đến nay, riêng ở Trung Quốc đã có trên 80.000 ca nhiễm với hơn 3.000 người tử vong.
Tại Việt Nam, nhờ các đối tượng đi về từ vùng dịch Vũ Hán trung thực khai báo thông tin mà chúng ta đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh trong giai đoạn đầu. 16 ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, trong đó có những ca tuổi cao lại có nền bệnh lý nguy hiểm nhưng vẫn được điều trị khỏi và xuất viện. Ngay cả việc cách ly xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) phức tạp thế mà chúng ta cũng đã làm được là nhờ ở sự tự giác, ý thức trách nhiệm với sức khỏe chính mình và cộng đồng của mỗi người dân. Sau 20 ngày, Sơn Lôi không có thêm ca nhiễm mới và đã được xóa cách ly.
Thế nhưng, chỉ vì thiếu trung thực trong khai báo y tế khi nhập cảnh về Việt Nam sau khi đã đi du lịch qua vùng có dịch, một cô gái 26 tuổi ở phường Trúc Bạch (Hà Nội) đã trở thành bệnh nhân Covid-19 thứ 17, khiến cho các ngành từ Trung ương đến các địa phương rất vất vả trong việc kiểm soát dịch bệnh. Dù theo cơ chế lây lan thì việc có người nhiễm bệnh từ nước ngoài về đã được tính toán trong kịch bản, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Nhưng đáng buồn là ca nhiễm này lại bắt nguồn từ sự vô trách nhiệm của chính bệnh nhân đối với sự an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng trong phòng-chống dịch.
Chỉ sau 4 ngày, Việt Nam đã có thêm 17 ca bệnh mới, hầu hết là những người bị lây nhiễm trên cùng chuyến bay VN0054 với cô gái này. Theo nhận định của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng-chống dịch Covid-19, trong thời gian tới, số ca mắc Covid-19 có thể tiếp tục tăng do hiện nay các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân số 17 chưa được kiểm soát triệt để.
Trong khi dịch bệnh đang gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, từng người dân đang dồn sức để chống dịch, hành động không trung thực, thiếu ý thức trong việc cách ly, khai báo, có tên trong danh sách cách ly tại nhà mà vẫn tự do đi lại nơi công cộng, thậm chí “nhờ” người đi cách ly hộ, không chỉ thiếu trách nhiệm với cộng đồng mà còn coi thường pháp luật, gây nguy hiểm, đe dọa tính mạng của nhiều người khác.
Pháp luật Việt Nam không thiếu những quy định và cả chế tài đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời, không trung thực các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, không chấp hành các biện pháp phòng-chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Người có những hành vi này tùy từng trường hợp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự.
Hơn ai hết, mỗi công dân phải nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc phòng-chống dịch, nghiêm túc chấp hành hướng dẫn của các cơ quan chức năng và quy định của pháp luật về phòng-chống dịch để vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần hạn chế, đẩy lùi dịch bệnh; đồng thời tránh những hậu quả đáng tiếc về mặt đạo đức và pháp lý.
Chỉ cần một cá nhân hành động thiếu trách nhiệm sẽ đe dọa đến tính mạng của cả cộng đồng. Đó là lời cảnh báo không chỉ của riêng ai!
 Nguyễn Vân

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.