Cẩn trọng với internet

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sự ra đời của internet đã làm thay đổi thế giới. Theo thời gian, dịch vụ mạng ngày càng gắn bó mật thiết với đời sống con người. Sự cải tiến về tốc độ đã khiến lưu lượng thông tin được chuyển tải qua internet hết sức khổng lồ. Nếu ở một khía cạnh nào đó, internet là rào cản, làm người ta xa cách nhau hơn, ít giao tiếp trực diện hơn thì ở một góc nhìn khác, internet khiến cự ly địa lý không còn ý nghĩa, ta có thể trao đổi thông tin ngay tức khắc với bạn bè, người thân dù cách xa nửa vòng trái đất. Mặt trái luôn đồng hành với những yếu tố tích cực và internet cũng không ngoại lệ, thậm chí còn phô bày không ít bất cập gây nhiều hậu quả.
Dân mạng ví von “Cái gì không biết thì tra gu gồ”. Tuy nhiên, Google lại không phải là một pho tự điển, thực chất chỉ là một công cụ tìm kiếm trong kho dữ liệu khổng lồ của internet. Google không phân biệt được tính chính xác của thông tin nên sẽ dẫn đến tình huống dở khóc dở cười nếu ai đó chỉ biết đặt sự tin cậy vào công cụ tìm kiếm này. Các trang mạng xã hội hoạt động trên nền tảng internet cũng có nhiều điều để nói.
Tham gia mạng xã hội và tìm kiếm thông tin trên internet đòi hỏi người dùng phải có kiến thức và phông văn hóa nhất định. Phổ biến nhất là cách tiếp nhận và chia sẻ các thông tin không chính xác, thậm chí mang tính bịa đặt. Người viết bài này đã từng chia sẻ một nguồn tin khá hấp dẫn, sau khi bấm like thì hấp tấp đăng lên trang cá nhân của mình; đến khi phát hiện ra đây là tin giả, xóa và nói xin lỗi thì cũng đã muộn màng.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Thực tế đã có một vài trường hợp phải nộp phạt hàng triệu đồng do loan tin thất thiệt liên quan đến dịch Covid-19 trên trang Facebook cá nhân, có lẽ một phần vì muốn câu like, câu view mà không lường trước hậu quả. Còn việc đem chuyện riêng tư của mình chia sẻ lên mạng xã hội thì tôi thấy khá phổ biến. Chuyện vui buồn, cãi nhau, xích mích, va chạm với bạn bè, gia đình thoắt cái đã loan báo cho toàn thế giới tường tận. Một người vợ uất ức về cách cư xử của chồng bèn sử dụng các từ ngữ nhạy cảm phê phán thậm tệ một nửa của mình đăng ngay lên trang Facebook cá nhân. Cặp bạn thân bỗng bất đồng về chuyện gì đấy vẫn có thể lôi nhau lên mạng xã hội mà đấu khẩu kịch liệt, càng bất phân thắng bại, càng nóng sôi với những bình luận của đám đông thứ ba thì lời lẽ càng đao to búa lớn, tiến tới lăng mạ lẫn nhau, và tất nhiên khó mà tái lập tình thân được nữa...
Xem chừng, không ít người tham gia mạng xã hội, sử dụng các tiện ích của internet vẫn còn chủ quan, dù đã có nhiều khuyến cáo và quy định về loan tin, phát tán thông tin thất thiệt. Hậu quả ở nhiều mặt khác thuộc về cá nhân nó còn thiệt hại nhiều lần hơn hàng chục triệu đồng phạt vạ.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.