Cái lạnh ngày hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phải rất lâu rồi tôi mới thấy một mùa hè lạ kỳ như thế. Buổi sáng ra đường cứ gai người như chạm phải mùa đông. Mới nắng đó mà nền trời bỗng chốc đổi màu xám lạnh, nhanh như chuyện một đứa trẻ khóc cười. Đây không phải là những ngày hè điển hình của Phố núi. Ai gặp tôi cũng thủ thỉ rằng thời tiết nhiều khi giống cảm xúc con người, khó lòng đoán định.

Tôi vẫn yêu Phố núi trong cái lạnh-nóng bất chợt của mùa. Ngày phố ngun ngút sương mờ, chọn một chỗ ngồi, đăm đắm nhìn ra mấy nhành cây gầy guộc đơm lá mới thấy lòng còn bỡ ngỡ. Thì ra hoa lá cũng có lúc trổ trái mùa, như nhịp điệu của cuộc sống luôn luôn cần thay đổi. Tháng tư, trời không ấm hẳn. Dù vậy, hoa loa kèn vẫn nở dọc lối đi, rưng rưng cái màu đỏ sẫm ở mé ngoại thành, bật lên giữa nền xanh của cỏ. Thiên nhiên bao giờ cũng có “lối kiến trúc” riêng, bình dị mà đậm đầy hơi thở.

Phố núi trong cái lạnh-nóng bất chợt của mùa. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Phố núi trong cái lạnh-nóng bất chợt của mùa. (Ảnh minh họa, nguồn internet)


Ngày hè trở rét, tôi lại càng thích ra đường. Phố phường nhỏ, ô cửa kính của một tiệm cà phê nào đó hé mở, không ai vẫy tay nhưng mình cứ có cảm giác được đón đợi. Vài ba nỗi nhớ vô hình cứ theo chân tôi, ào qua thành phố. Tôi quên mất là những ngã tư đã cất giúp mình quá nhiều kỷ niệm. Ngã rẽ nào của đời người mà chẳng dẫn về kỷ niệm, có phải vậy không? Tôi thường tìm thấy cho mình một khoảng riêng giữa phố, chỉ để ngồi nghĩ về những điều chưa thể viết ra trên giấy.

Trước đây, tôi vốn sợ phải đón một mùa hè nóng bức. Tiếng ve kêu ran. Đường sá chật ních xe cộ càng làm cho không khí phố phường thêm phần ngột ngạt, huyên náo. Không rõ vì sao mùa hè năm nay dịu hơn hẳn. Nắng như bây giờ đã vào thu, yên ả và ngọt ngào hơn. Người ta vẫn sợ cảnh sắc mùa hè không sôi động, không rực rỡ thì dễ rơi vào đơn điệu. Nhưng tôi biết, chẳng thể đóng khuôn mọi thứ của cuộc sống này, luôn có một điều gì đó ngẫu nhiên xảy đến, việc của mình chỉ là bằng lòng đón nhận.

Mùa hè thường cho chúng ta cái khoảnh khắc ngồi bó gối và mơ màng nghĩ về những chuyến đi. Tất nhiên phải là chuyến đi tới những vùng đất mới, xa xăm và nhiều bí ẩn. Tôi mê những rặng núi, những đồng bãi và tán cây rừng, chúng có thứ ánh sáng lạ lẫm mà diệu kỳ. Ở đó, mùa hè có là mùa hè như chính nơi mình đang sống? Hoa có đầy ắp những lối đi, góc phố dừng chân có làm trái tim con người dâng đầy nỗi nhớ? Thỉnh thoảng, trong một buổi sáng mùa hè se lạnh, lúc bầu trời có màu xám chì nhưng không hẳn buồn bã, tôi lại mường tượng cảnh mình lên một boong tàu, đi về phía đàn hải âu đang tung cánh. Bất chợt, một câu hát dội về trong tâm tưởng: “Mơ ước thì buồn/năm tháng vẫn lênh đênh”…

Mùa nào trong năm chẳng vậy, cái lạnh ùa về bao giờ cũng khiến lòng người mang nhiều khắc khoải. Tôi không nhớ chính xác về mùa hè đầu tiên và không nghĩ quá nhiều về những mùa hè sau này. Miễn cuộc sống còn chân thực, sống động thì bốn mùa còn trọn vẹn ý nghĩa trong tâm hồn mỗi người. Chúng ta chỉ cần làm tốt phận sự của mình là yêu lấy cuộc sống đang diễn ra như yêu từng hơi thở. Điều đó sẽ làm ta thấy bình thản và hạnh phúc. Chỉ là, nếu mùa hè ấm nóng đẩy mình chạy thật nhanh về phía trước thì mùa hè dịu lạnh lại giúp kéo chậm lại tất cả.

Bỗng nhớ nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng đã từng đa cảm với cái rét của mùa hè: “Thương ngày lạnh giữa hè/không theo mùa định trước/thương em, thương chẳng hết/năm tháng đã qua nhanh”.

 

LỮ HỒNG
 

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.