Các vấn đề hiện đại hóa và phát triển công nghệ của nền kinh tế Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong dịp kỷ niệm 94 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (11-1917 - 11-2011), Tổng Lãnh sự Nga tại Đà Nẵng- Yu. Materiy có bài viết cho Báo Gia Lai đề cập đến một số vấn đề về phát triển công nghệ của nền kinh tế nước Nga, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Ý tưởng chuyển nền kinh tế Nga theo con đường phát triển hiện đại hóa và sáng tạo đã được Tổng thống Nga Đ.A. Medvedev đề xuất trong bản Thông điệp gửi Hội đồng Liên bang Nga tháng 11-2008. Như Tổng thống đã nêu, thế kỷ XXI đất nước lại một lần nữa cần thiết phải hiện đại hóa. Và đây sẽ là kinh nghiệm hiện đại hóa lần đầu tiên, trên cơ sở những giá trị và thể chế dân chủ. Thay vì nền kinh tế nguyên liệu nguyên sơ chúng ta sẽ tạo ra một nền kinh tế thông minh, tìm ra những kiến thức độc nhất vô nhị, những vật dụng và công nghệ hữu ích cho con người.

“Thung lũng Silicon” Skolkovo đang trong quá trình xây dựng.
“Thung lũng Silicon” Skolkovo đang trong quá trình xây dựng.
Các hướng chiến lược hiện đại hóa của nền kinh tế Nga là nghiên cứu và đưa ra thị trường trong nước và nước ngoài các dạng nhiên liệu mới, duy trì và nâng lên mức độ mới về chất các công nghệ hạt nhân, hoàn thiện công nghệ thông tin và đảm bảo sự ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển mạng thông tin phổ cập toàn cầu với việc sử dụng siêu máy tính và cơ sỏ vật chất thiết yếu khác, xây dựng cơ sở hạ tầng riêng của mình trên mặt đất và trong vũ trụ nhằm chuyển các thông tin dưới mọi dạng, cũng đi tiên phong trong sản xuất thiết bị y tế riêng biệt, những phương tiện chẩn đoán hiện đại nhất, dược phẩm để chữa những căn bệnh nhiễm virus, tim mạch, ung bướu và thần kinh.


Phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu đề ra là thực hiện khái niệm phát triển đất nước đến năm 2020 do Chính phủ Nga đề ra dựa vào bốn chữ I “thể chế”, “đầu tư”, “hạ tầng cơ sở”, “đổi mới” và đương nhiên thứ 5 là “tri thức” (I là vần đầu của các từ institute, ifrastructure, investment, innovation, intellect). Nếu như nói về quy mô những công việc nhằm hiện đại hóa kinh tế thì về thực chất nói về bước đột phá cách mạng lên tầm cao mới về chất lượng phát triển, và mới có khả năng đảm bảo cho đất nước Nga một vị thế xứng đáng trong nền kinh tế thế giới.

Nước Nga hiện đại có những bước khởi đầu trong một loạt công nghệ triển vọng và có thể cạnh tranh theo 10-15 hướng nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao. Đó là thuộc những lĩnh vực như công nghiệp hàng không và vũ trụ, năng lượng hạt nhân, chế tạo máy năng lượng, công nghệ nano, công nghệ sinh học, dược phẩm, một số lĩnh vực hóa, công nghệ quang điện tử và laze.

Chính phủ Liên bang Nga tích cực hình thành chính sách đổi mới và hệ thống hỗ trợ các hoạt động đổi mới, tạo điều kiện phát triển mối liên hệ giữa khoa học, cơ sở hạ tầng đổi mới, thị trường trong nước và nước ngoài.

Hiện nay cơ sở hạ tầng đổi mới của Nga có 120 trạm kỹ thuật và trung tâm công nghệ trong đó hơn một ngàn xí nghiệp nhỏ đang hoạt động.

Nhân tố quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổi mới là các đặc khu kinh tế do Nhà nước thành lập. Hiện nay trong số 4 đặc khu kinh tế loại  kỹ thuật-ứng dụng (Moskva, Peterburg, cũng như tỉnh Moskva và tỉnh Tomsk) đã có gần 60 đại diện đăng ký, đó là các nhà nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ và khoa học có khả năng cạnh tranh trên các thị trường trên thế giới. Các khu sản xuất- công nghiệp được thành lập tại Cộng hòa Tatarstan và tỉnh Lipetsk.

Tại Nga có một số tổ chức nhà nước thực hiện chức năng của thể chế phát triển. Trong đó công ty đầu tư mạo hiểm Nga được thành lập với mục đích phát triển hệ thống đầu tư mạo hiểm. Công ty này dự kiến trong 2 năm tạo ra 10-12 quỹ đầu tư mạo hiểm với tổng số vốn gần 1 tỷ USD. Ngoài ra các vùng của Nga với sự tham gia của Nhà nước đã thành lập hơn 20 quỹ mạo hiểm địa phương. Kinh phí các quỹ này cho phép thực hiện trong khuôn khổ quan hệ đối tác nhà nước- tư nhân các dự án thương mại các công nghệ có hàm lượng khoa học và tập trung tài nguyên vào những hướng có triển vọng, trong đó mở rộng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao.

Ý nghĩa chiến lược đối với nước Nga là hình thành hệ thống khoa học- kỹ thuật đảm bảo phát triển công nghệ nano (ngành vi điện tử, công nghệ sinh học, chế tạo vật liệu mới…). Năm 2007 Nhà nước thành lập Tập đoàn Công nghệ nano Nga nhằm thương mại hóa những phát minh. Chính phủ Liên bang Nga đã trích ra các khoản kinh phí đáng kể được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ các chương trình mục tiêu của Liên bang cho việc nghiên cứu, liên quan đến công nghệ nano. Trong vòng 5 năm tới tổng kinh phí sẽ lên đến 3,3 tỷ USD.

Một trong những dự án có ý nghĩa triển khai hiện đại hóa công nghệ, đó là việc thành lập tại nước Nga Trung tâm đổi mới Skolkovo có nhiệm vụ trở thành trung tâm nghiên cứu và phát minh hùng mạnh, mà tâm điểm là hỗ trợ cho tất cả các hướng được ưu tiên. Trên cơ sở trung tâm này tất cả những đề xuất của Tổng thống Nga về những hướng công nghệ cao của hiện đại hóa: Năng lượng, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ y sinh học và công nghệ hạt nhân sẽ được phát triển.

Hoạt động của Trung tâm Skolkovo ngay từ đầu đã hướng đến việc hợp tác quốc tế rộng rãi, thu hút vào công việc các nhà bác học nước ngoài, kỹ sư, công trình sư, lập trình viên, các nhà quản lý và tài chính, những ai có khả năng tạo ra những công nghệ có tính cạnh tranh mới trên thị trường thế giới. Nước Nga coi trọng hợp tác quốc tế nhằm hiện đại hóa đất nước với các nước EU. Với đa số các nước này tuyên bố về quan hệ đối tác với mục đích hiện đại hóa đã được ký.

Yu. Materiy (Tổng lãnh sự Nga tại Đà Nẵng)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm