Các điểm cực Việt Nam - Kỳ 3: A Pa Chải - cực Tây xa xôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hành trình đến với cực Tây phải di chuyển đường dài, chuyển qua nhiều phương tiện và đặc biệt khó khăn, khi vào mùa mưa Tây Bắc.

Cực Tây của Việt Nam là cột mốc giao điểm đường biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc (hay còn gọi là mốc A Pa Chải, ngã 3 biên giới, mốc 3 biên, mốc số 0), tọa độ 22°24'02,295" vĩ độ Bắc - 102°8'38,109" kinh độ Đông, nằm trên đỉnh Khoang La San cao 1.866,23m, thuộc bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, H.Mường Nhé, Điện Biên.

Cột mốc giao điểm do 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc khởi công xây dựng ngày 21.4.2005, hoàn thành ngày 5.7.2005. Toàn bộ cột mốc được làm bằng đá hoa cương, dựng trên bệ hình lục giác, ngoài cùng là khối vuông với diện tích 5 x 5 m. Cột mốc cao 2 m với 3 mặt quay về hướng của 3 nước, trên mỗi mặt được khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ và gắn quốc huy của từng quốc gia.


 

 Chỉ huy đồn biên phòng A Pa Chải giới thiệu về mốc giới và điểm cực Tây. Ảnh: Độc Lập
Chỉ huy đồn biên phòng A Pa Chải giới thiệu về mốc giới và điểm cực Tây. Ảnh: Độc Lập


Trung tá Đặng Văn Tuấn, đồn trưởng đồn Biên phòng A Pa Chải (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) cho biết: Điểm cực Tây của Việt Nam giáp với Khu 11, H.Nhot Ou, tỉnh Phongsaly của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Bắc giáp thị trấn Khúc Thủy, H.Giang Thành, tỉnh Vân Nam thuộc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

 

 Cờ Tổ quốc ở cực Tây. Ảnh: Độc Lập
Cờ Tổ quốc ở cực Tây. Ảnh: Độc Lập


“Công trình đường tuần tra biên giới (đoạn A Pa Chải - Tả Long San), tuyến nhánh từ Km5+900 lên mốc giao điểm đường biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, do Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư” - Trung tá Đặng Văn Tuấn nhấn mạnh vậy và cung cấp 1 số chi tiết: Đường lên mốc giao điểm (cực Tây) có tổng chiều dài 8,9 km, gồm đường bê tông theo tiêu chuẩn đường tuần tra biên giới dài 4,36 km, đường đi bộ dài 3,6km, bậc lên mốc dài 0,94km (làm bằng đá granit rộng 1,5 m với 29 chiếu nghỉ và 541 bậc). Con đường được khởi công xây dựng ngày 02.10.2012, hoàn thành ngày 31.12.2018…

Điểm cực Tây này cách đồn Biên phòng A Pa Chải hơn 5km theo đường chim bay, nhưng để đến được, phải đi xe máy và đi bộ theo đường mòn trong rừng hơn 10km và trên dưới 3 tiếng, nếu thời tiết tốt.

Trước năm 2011, điểm cực Tây thuộc địa giới hành chính của bản A Pa Chải. Khi bản Tá Miếu được lập mới, tách ra từ A Pa Chải, thì điểm cực Tây - mốc giới 3 nước nằm hoàn toàn trong địa giới bản Tá Miếu.


 

Đoạn đường tuần tra biên giới lên điểm cực Tây. Ảnh: Độc Lập
Đoạn đường tuần tra biên giới lên điểm cực Tây. Ảnh: Độc Lập

Từ Hà Nội, có thể bay từ sân bay Nội Bài lên TP.Điện Biên Phủ trong thời gian 1 tiếng, hoặc đi xe ô tô trong khoảng hơn 10 tiếng vượt qua quãng đường hơn 430 km (quốc lộ 32, quốc lộ 37, nhập vào quốc lộ 6 tại ngã ba Cò Nòi, Sơn La) hoặc hơn 450 km (Hà Nội, Hòa Lạc, quốc lộ 6 - AH13).

Từ TP. Điện Biên Phủ, quãng đường tới đồn Biên phòng A Pa Chải (xã Sín Thầu, H.Mường Nhé) dài 250 km, di chuyển khoảng hơn 6 tiếng.

Do vị trí đặc biệt quan trọng, nên du khách muốn khám phá cực Tây - mốc giới 3 nước phải có sự đồng ý của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên. Từ bản A Pa Chải (trung tâm xã Sín Thầu) lên điểm cực, phải có cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng A Pa Chải dẫn đường, hỗ trợ.

 Lãnh đạo xã Sín Thầu cho biết: Điểm cực Tây - mốc giới 3 nước đang được xem xét, thực hiện mở rộng sân mốc và xây dựng điểm ngắm cảnh. Nội dung này đã được đoàn đại biểu của 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc thống nhất trong cuộc hội đàm cuối năm 2018.

Một số hình ảnh về cực Tây của Việt Nam:


 

Đường tuần tra biên giới thuận tiện cho việc chạy xe gắn máy
Đường tuần tra biên giới thuận tiện cho việc chạy xe gắn máy
Núi đồi hùng vĩ dưới mốc cực Tây. Ảnh: Mai Thanh Hải
Núi đồi hùng vĩ dưới mốc cực Tây. Ảnh: Mai Thanh Hải
Bậc đá dẫn lên mốc cực Tây. Ảnh: Mai Thanh Hải
Bậc đá dẫn lên mốc cực Tây. Ảnh: Mai Thanh Hải
 Bản A Pa Chải, trung tâm xã Sín Thầu (H. Mường Nhé, Điện Biên) nằm phía xa. Ảnh: Mai Thanh Hải
Bản A Pa Chải, trung tâm xã Sín Thầu (H. Mường Nhé, Điện Biên) nằm phía xa. Ảnh: Mai Thanh Hải
 Một ngôi nhà của người dân nằm gần cực Tây. Ảnh: Mai Thanh Hải
Một ngôi nhà của người dân nằm gần cực Tây. Ảnh: Mai Thanh Hải


Theo Mai Thanh Hải (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mạch nguồn tri ân và những câu chuyện - Bài 5: Những thương binh đặc biệt ở đất Tổ

Mạch nguồn tri ân và những câu chuyện - Bài 5: Những thương binh đặc biệt ở đất Tổ

Chiến đấu ngoan cường, bị thương thập tử nhất sinh khiến những người lính có một thời gian nao núng. Rồi cũng bằng ý chí sắt đá của người lính, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bè bạn và cộng đồng, những thương binh đang định cư ở đất Tổ ngày một khỏe hơn, biết làm kinh tế và còn viết văn, làm thơ…
Trong mây Vân Sơn - Kỳ 1: Về thăm “thung lũng mây”

Trong mây Vân Sơn - Kỳ 1: Về thăm “thung lũng mây”

Xã Vân Sơn nằm ở trung tâm của huyện vùng núi Tân Lạc, Hòa Bình, nối liền một dải với vùng cao Son Bá Mười của tỉnh Thanh Hóa, nơi có thể được coi là sự nối dài của Tây Bắc về mặt địa chất. Nơi đây, những cảm thức Mường còn đậm đặc, rõ rệt, hiện diện trong từng thói quen ngày thường của bà con.
Những làng chài bên biển

Những làng chài bên biển

Dọc bờ biển khu vực miền trung có rất nhiều làng chài, nơi cuộc sống hằng ngày của người dân biển diễn ra muôn hình vạn trạng. Ở đó, mỗi làng chài lại mang một nét đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh đa sắc về cuộc sống mặn mòi của những ngư dân bám biển.
Nơi ấy, ngày chưa yên ả

Nơi ấy, ngày chưa yên ả

Ngôi biệt thự màu “xanh”, có tầng hầm rộng, ghi dấu nhiều cuộc họp bàn nhuốm màu hoang tanh, buôn bán, vận chuyển cái chết trắng ở đây. Ngôi biệt thự bây giờ bỏ không, vắng vẻ. Và sẽ còn vắng vẻ nhiều năm nữa...
Hồn biển Lăng Cô (Kỳ 1)

Hồn biển Lăng Cô (Kỳ 1)

2024 là tròn 15 năm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) ra nhập câu lạc bộ những vịnh đẹp của thế giới. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về Lăng Cô như ở đó có nhộn nhịp gì đâu, có kiến trúc lâu đời đâu mà dừng chân chiêm ngưỡng…