Các chiến sỹ cách mạng nhà tù Côn Đảo lên phim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chiến sỹ cách mạng nhà tù Côn Đảo lên phim ảnh 1
 
Để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI sắp diễn ra và những ngày lễ lớn trong năm 2011, sáng 6-1, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Hãng phim Truyện Việt Nam đã họp báo ra mắt đoàn làm phim "Cuộc vượt ngục thần kỳ" (Vượt ngục).


Dựa trên những câu chuyện có thật về các chiến sỹ cách mạng qua các thời kỳ đã từng bị bắt, giam cầm, tra tấn và giữ vững khí tiết cách mạng tại nhà tù Côn Đảo, tác giả Đinh Thiên Phúc đã chắt lọc để viết kịch bản cho bộ phim truyền hình dài 30 tập.

Đây là kịch bản có giá trị nội dung tư tưởng sâu sắc, khẳng định ý chí cách mạng kiên cường của các chiến sỹ cộng sản sống trong "địa ngục trần gian" Côn Đảo, nhưng đã biết đoàn kết, dùng mưu trí để biến nhà tù thành trường học cách mạng.

Nhân vật chính là Xuân Bách, Đội trưởng trinh sát thuộc Lực lượng vũ trang Sài Gòn-Gia Định, hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp và bị địch bắt đày ra Côn Đảo.

Nhờ có nghề thuốc đông y gia truyền của gia đình, anh đã biết tận dụng để làm vỏ bọc tập hợp các chiến sỹ cách mạng và những người bên kia chiến tuyến có cảm tình với cách mạng thành một lực lượng mạnh để đấu tranh với kẻ địch.

Bộ phim do Nghệ sỹ ưu tú Lê Đức Tiến làm đạo diễn, Nghệ sỹ ưu tú Vũ Quốc Tuấn quay phim, Nghệ sỹ ưu tú Vương Đức là giám đốc sản xuất. Góp mặt trong phim có nhiều nghệ sĩ ở hai miền Nam, Bắc và một số diễn viên người Pháp.

Tác giả Đinh Thiên Phúc bật mí: "Hình ảnh người cộng sản của chúng tôi không chỉ là một trí thức, giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, hào hoa, đẹp trai, mà còn rất mưu trí, anh dũng".

Đạo diễn Lê Đức Tiến bổ xung thêm: "Phim của chúng tôi sẽ xoay quanh ba chủ đề: Anh dũng nhất, khí phách kiên cường nhất và tình yêu mãnh liệt nhất".

Khó khăn nhất mà các nhà làm phim gặp phải là phải tạo dựng được một bối cảnh những năm 40-50 thế kỷ trước ở Sài Gòn, Côn Đảo…và một khó khăn khác là phải tìm cho ra một số diễn viên có thể lực gầy gò để vào vai tù nhân Côn Đảo, điều không dễ trong bối cảnh hôm nay.

Giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam Vương Đức được mời vào vai bí thư chi bộ nhà tù Côn Đảo, nhưng ông chưa nhận lời.

Phim sẽ khởi quay vào ngày 12-1-2011 tại Khu di tích nhà tù Côn Đảo và thị trấn Côn Đảo. Ngoài ra phim còn có những cảnh quay tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và một số tỉnh phía Nam.

Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Văn Nam cho biết: "Bộ phim thuộc thể loại lịch sử, chiến tranh có kinh phí cao gấp đôi bộ phim truyền hình bình thường về đề tài tình yêu. Ngoài ra chúng tôi sẽ kêu gọi sự hỗ trợ về kinh phí của Ủy ban Nhân dân các tỉnh mà bộ phim sẽ quay tại đó".

Dự kiến phim sẽ ra mắt khán giả vào dịp lễ 30-4 hoặc 2-9 năm 2011.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.