Nữ đảng viên Jrai hoạt động trong lòng địch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi tham gia viết cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Ia Grai, tôi đã rất ấn tượng khi nghe câu chuyện về một nữ đảng viên người Jrai là y tá, được Ban cán sự Đảng Khu 4 cài vào đồn Chư Nghé năm 1970 để thu thập tư liệu, chuẩn bị cho bộ đội đánh đồn.

Nhưng phải 10 năm sau đó, vào ngày 20-6-2014, tôi mới được gặp người phụ nữ thông minh, can đảm ấy tại nhà bà ở làng Tung Breng, xã Ia Krái, huyện Ia Grai. Bà tên Rơchâm Phial, sinh năm 1945.

Từ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, trên dải đất biên cương-nơi bà Phial sinh ra, chính quyền Ngô Đình Diệm đã lập các dinh điền Thanh Đức, Sùng Thiện. Năm 1962, người Jrai trong vùng bắt đầu bị chính quyền Sài Gòn dồn vào ấp chiến lược. Dân các làng O, Kâm, Doach bị dồn vào ấp Ia Wai; dân các làng Lân, Mít Jép, Mít Kom bị dồn vào ấp Tung Breng. Đi cùng với việc dồn dân lập ấp là những trận càn tàn khốc.

Thế nhưng, việc làm của địch chỉ làm cho những người Jrai dọc dải biên cương Việt Nam-Campuchia (nay thuộc huyện Ia Grai) càng hướng về cách mạng nhiều hơn.

14.jpg
Ban tổ chức trao giải cho các cá nhân đạt giải tại cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ huyện Ia Grai. Ảnh: Lê Hòa

Năm 1962, do bị lộ, nhiều đảng viên của xã B12 bị địch bắt. Trong số này có 2 đảng viên bị địch giết hại tàn bạo để khủng bố tinh thần dân làng là đồng chí Rơchâm Luynh và Rơlan Koi (bố của bà Rơchâm Phial).

Sau khi giết đồng chí Rơchâm Luynh, địch mổ bụng, moi ruột, rồi bỏ tại ngã ba làng Lân. Phải 1 ngày 1 đêm sau, dân làng mới lấy được thi thể của đồng chí về chôn cất. Còn đồng chí Rơlan Koi bị chúng bắt về quận Lệ Thanh. Sau khi tra tấn dã man nhưng không moi được tin tức gì, 8 giờ sáng hôm sau, địch giết ông rồi vùi mất xác.

Hai người khác trong xã là Rơchâm Glưn (cơ sở cách mạng) và Rơchâm Hueh (dân thường) cũng bị địch bắt về làng, tập trung dân lại rồi bắn. Một người dân khác là Ksor Hong bị địch lấy dây thun cột cổ, lôi xuống đến cầu Ia Blan thì trút hơi thở cuối cùng. Xác anh bị chúng vứt luôn xuống suối, sau đó được dân làng Bi Te vớt đưa về chôn cất. Từ đó, người dân các xã B12, B13 đều bỏ vùng địch, đi hết vào núi theo cách mạng.

Nối bước cha, năm 1963, khi được đồng chí Rơchâm Soi-Bí thư chi bộ móc nối, bà Phial đã nhận lời tham gia Đội văn nghệ-tuyên truyền xã B12. Lúc này, Đội văn nghệ xã đã có 11 người (6 nam và 5 nữ). Hoạt động chính của đội là kết hợp biểu diễn văn nghệ với tuyên truyền, vận động bà con đi dân công, gùi hàng và vào du kích, bộ đội.

Bằng sự nỗ lực của bản thân và sức trẻ, năm 1964, Rơchâm Phial được kết nạp vào Đoàn. Những năm 1965-1969, bà là Phó Bí thư Đoàn xã. Đến tháng 12-1969, bà Phial được kết nạp vào Đảng, rồi được cấp trên cử đi học văn hóa ở Trường Bổ túc Khu 4 (nay là các huyện Chư Păh, Ia Grai và một phần huyện Đức Cơ).

Bà Rơchâm Phial nhớ lại: Trường nằm sâu trong rừng. Cả trường chỉ có 3 ngôi nhà tranh. Căn nhà ở trung tâm là lớp học; 2 ngôi nhà còn lại, 1 là nhà ở cho học sinh nam, giáo viên và 1 là nhà ở cho học sinh nữ. Trường chỉ có 3 giáo viên gồm: thầy Uaih (người làng Sung, xã Ia Klah), thầy Hyun (người làng Veng, xã Ia Chía) và 1 thầy giáo người Kinh. Những buổi không lên lớp, các thầy và 150 trò cùng lên rẫy sản xuất. Thức ăn chính là cơm độn củ mì, canh lá mì… Vậy mà ai cũng rất vui, bởi sau mỗi ngày, Phial và các bạn như thấy tầm nhìn của mình thêm rộng mở.

Bà Phial học chữ xong cũng là lúc người Mỹ mở lớp y tá trong ấp chiến lược. Mỗi làng có khoảng 2-3 học viên. Bà Phial được tổ chức bố trí cho theo học lớp này. Sau đó, bà được chi ủy giao làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã.

Bước sang năm 1970, tình hình cách mạng miền Nam chuyển biến có lợi cho ta. Ở Gia Lai, một số đơn vị quân chiến đấu của Mỹ rút về nước. Quân ngụy không đủ sức thay thế nên sức đánh phá, lùng sục của chúng cũng giảm. Trước tình hình đó, Khu 4 quyết tâm tổ chức phá cứ điểm Chư Nghé. Đây là khu dồn dân rất lớn. Trong khu này có 29 làng, nằm kề Trung tâm Huấn luyện biệt kích Chư Nghé.

Để chuẩn bị đánh đồn, bà Phial được bố trí vào đồn địch dưới danh nghĩa là y tá. Vào được đồn rồi, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính được giao, bà Phial còn tìm cách lấy thuốc của địch để đưa ra căn cứ. Có lúc, bà còn tranh thủ lẻn khỏi đồn để chữa bệnh cho thương binh.

Thời gian ở trong lòng địch, bà cùng cơ sở đã cảm hóa được Lâm (người dân tộc thiểu số)-Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn đóng ở đồn Chư Nghé. Qua những tin tức do Lâm cung cấp và được Lâm tạo điều kiện, ta còn tranh thủ cảm hóa thêm được 26 lính dân vệ gác ấp. Được những người lính này che giấu, bảo vệ, cơ sở của ta ở trong ấp thuận lợi hơn, đặc biệt là có thể bảo đảm an toàn mỗi khi cần ra ngoài làm việc với cán bộ hay đưa tài sản ra cất giấu ở rừng.

Khi mọi việc đã được chuẩn bị chu đáo, Đại đội địa phương Khu 4 đã đánh rã 2 trung đội dân vệ gác ấp, hỗ trợ 4.048 đồng bào trong ấp nổi dậy phá ấp trở về làng cũ. Phối hợp với Chư Nghé, các đội công tác Khu 4 cũng vận động 42 làng phía Tây nổi lên phá thế kìm kẹp của địch với gần 7.000 dân. Sau thắng lợi này, Tỉnh ủy đã phát động phong trào “Học tập Chư Nghé, đuổi kịp và vượt Chư Nghé” về phá ấp, diệt kẹp, giành dân trong toàn tỉnh.

Đã hơn 10 năm trôi qua kể từ cuộc gặp gỡ giữa tôi với bà Rơchâm Phial bên bếp lửa nhà sàn. Thế nhưng, hình ảnh người phụ nữ Jrai đậm chắc, quyết đoán, có ánh mắt thân tình ấy cùng những câu chuyện chiến đấu quả cảm trong lòng địch của bà vẫn luôn trở lại bên tôi mỗi tháng Tư về.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null