Thị trấn Đak Đoa giành giải nhất toàn đoàn tại Ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 27-4, Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa năm 2025 đã khép lại sau 2 ngày diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi tại công viên đồi thông (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).

dscf4551.jpg
Đoàn thị trấn Đak Đoa giành giải nhất toàn đoàn tại Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ban tổ chức đã trao tổng cộng 32 giải thưởng cho các nội dung thi: trình diễn cồng chiêng, hát dân ca, dân vũ, hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc; thi kéo co, giã gạo. Kết quả chung cuộc, đội nghệ nhân thị trấn Đak Đoa xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn; xã Hà Bầu và xã K’Dang lần lượt giành giải nhì và ba.

Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa thu hút hơn 500 nghệ nhân, vận động viên đến từ 17 xã, thị trấn của huyện. Các hoạt động phong phú như: trình diễn các bài nhạc chiêng trong các lễ hội truyền thống (lễ mừng chiến thắng, lễ ăn lúa mới, ăn trâu, bỏ mả…), biểu diễn nhạc cụ dân tộc, hát dân ca, dân vũ, thi kéo co… tái hiện sống động đời sống văn hóa phong phú của các dân tộc.

dscf4599.jpg
Đoàn xã Hà Bầu giành giải nhì nội dung hòa tấu nhạc cụ dân tộc, đồng thời giành giải nhì toàn đoàn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngoài ra còn có phiên chợ nông sản, triển lãm ảnh giới thiệu di sản văn hóa, thắng cảnh thiên nhiên và thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của huyện, thu hút đông đảo người dân, du khách tham quan, mua sắm.

Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho thế hệ trẻ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

null