500 nghệ nhân tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 500 nghệ nhân, vận động viên đến từ 17 xã, thị trấn của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) cùng hội tụ tại công viên đồi thông (thị trấn Đak Đoa) vào sáng 26-4 để khai màn Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa.

Đây là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa và kết nối cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện.

dscf4511.jpg
Phần trình diễn cồng chiêng ấn tượng của đoàn nghệ nhân xã K'Dang. Ảnh: Hoàng Ngọc

Diễn ra trong 2 ngày (26 và 27-4), Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa gồm chuỗi hoạt động phong phú: từ trình diễn cồng chiêng trong các nghi lễ truyền thống như lễ mừng chiến thắng, lễ ăn lúa mới, lễ bỏ mả… đến biểu diễn nhạc cụ dân tộc, hát dân ca, dân vũ và thi kéo co sôi nổi giữa các đội.

Ngày hội còn là điểm hẹn của sản vật địa phương với phiên chợ nông sản trưng bày sản phẩm OCOP với những nông sản đặc trưng như: khoai lang Lệ Cần, hạt mắc ca, điều, mật ong, tiêu, cà phê, măng khô...đến các sản phẩm đan lát thủ công, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân và du khách.

dscf4517.jpg
Nghệ nhân trình diễn đi cà kheo nghệ thuật. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngoài ra còn có triển lãm ảnh giới thiệu di sản văn hóa, các thắng cảnh thiên nhiên và thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của huyện những năm gần đây.

Ngày hội năm nay mang ý nghĩa đặc biệt khi được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Đây cũng là dịp để đồng bào dân tộc tại huyện Đak Đoa giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và trao truyền văn hóa truyền thống giữa thời đại hội nhập.

dscf4551.jpg
Đoàn nghệ nhân thị trấn Đak Đoa trình diễn cồng chiêng trong lễ ăn trâu mừng chiến thắng
dscf4579.jpg
Ngày hội khẳng định sự tiếp nối, trao truyền văn hóa khi có đông đảo nghệ nhân trẻ tham gia
dscf4537.jpg
Đoàn nghệ nhân thị trấn Đak Đoa tái hiện điệu múa khiên độc đáo cùng màn hóa trang của các chú hề
dscf4582.jpg
Nụ cười nối cùng nhịp xoang
dscf4521.jpg
Sắc màu văn hóa tại Ngày hội
dscf4613.jpg
Tiết mục hát dân ca của các nghệ nhân trẻ xã Hà Bầu
dscf4456.jpg
Khoai Lệ Cần-sản vật của vùng đất Đak Đoa đắt hàng tại Phiên chợ nông sản
img-0209.jpg
Triển lãm ảnh giới thiệu thành tựu kinh tế, văn hóa, du lịch huyện Đak Đoa
img-0224.jpg
Đông đảo học sinh đến tham quan triển lãm và các hoạt động tại Ngày hội
img-0429.jpg
Ban tổ chức tặng cờ cho các đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội

Có thể bạn quan tâm

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.