Buôn Ia Rniu bảo tồn bản sắc văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trước thực trạng văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một, nhiều nghệ nhân Jrai tại buôn Ia Rniu (xã Ia Broăi, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã dồn tâm huyết để giữ gìn và trao truyền những nét đẹp văn hóa của dân tộc cho thế hệ trẻ. Những cống hiến ấy đã tạo nên một cộng đồng dân cư mang đậm bản sắc văn hóa.
Những người “giữ lửa” truyền thống
Để chúng tôi “mục sở thị”, ông Siu Nhuêl cẩn thận lấy từ trong tủ ra bộ chiêng cổ và một số nhạc cụ do ông chế tác như đàn t’rưng, đàn goong, nhị, sáo. Theo ông, bộ chiêng do ông bà để lại. Từng là người đánh chiêng giỏi trong làng, trước khi mất, cha của ông dặn lại rằng dù khó khăn thế nào cũng không được bán chiêng bởi đây là báu vật của gia đình. Không ngừng mày mò, học hỏi cùng với đôi tay khéo léo, năm 15 tuổi, ông đã thuộc và chơi được hầu hết các bài chiêng cổ. Năm 20 tuổi, ông bắt đầu biết chế tác nhạc cụ.
Mỗi lần có hội diễn, ông Nhuêl lại cất công làm nhạc cụ để rồi sau đó tặng lại cho tỉnh, cho huyện và cho những người mà ông yêu mến. Nghề đan lát thì đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Từ rổ, rá, gùi đơn sơ quen thuộc, ông sáng tạo thêm bằng cách sơn màu, làm họa tiết trang trí phục vụ trưng bày, tham quan, du lịch. Nhìn cách ông cẩn thận lau chùi, nâng niu từng chiếc chiêng, chiếc đàn, từng cái rổ, cái rá càng thấu hiểu tâm huyết và tình yêu văn hóa truyền thống nơi ông.
Anh Kpă Tư (con út ông Siu Nhuêl, đứng giữa) đánh đàn t’rưng trong tiết mục hòa tấu nhạc cụ truyền thống tại hội diễn nghệ thuật của huyện. Ảnh: Vũ Chi
Anh Kpă Tư (con út ông Siu Nhuêl, đứng giữa) đánh đàn t’rưng trong tiết mục hòa tấu nhạc cụ truyền thống tại hội diễn nghệ thuật của huyện. Ảnh: Vũ Chi
Cũng như ông Siu Nhuêl, bà Nay H’Bon là nghệ nhân dệt thổ cẩm nổi tiếng trong làng. Như bao phụ nữ Jrai, từ nhỏ, bà H’Bon đã quen với việc kéo sợi, dệt vải. Dần dà, bà trở thành người dệt chính trong nhà. Trang phục của cha mẹ, anh chị em, các cháu đều do bà dệt. Nhưng đó chỉ là nghề phụ bởi công việc chính là ruộng nương. Gần 10 năm trở lại đây, bà dành toàn bộ thời gian tìm niềm vui bên khung cửi. Bà chia sẻ: “Nếu như trước đây, dệt thổ cẩm vất vả vì phải tự làm sợi, nhuộm màu, thì giờ nguyên liệu công nghiệp là chính và đều bán sẵn”. Tuy nhiên, bà vẫn trung thành với nguyên liệu tự nhiên, truyền thống. Và đó là lý do khách hàng tìm đến với sản phẩm của bà ngày càng nhiều.
Trao truyền cho thế hệ trẻ
Thấy chị em trong làng biết dệt ngày càng ít trong khi nhu cầu sử dụng trang phục thổ cẩm vẫn nhiều, năm 2010, bà H’Bon vận động thành lập nhóm dệt gồm 8 thành viên với mong muốn giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc, đồng thời giúp chị em có thêm thu nhập. Tiếng lành đồn xa, nhiều người từ các địa phương lân cận tìm đến đặt hàng. Khi có đơn hàng, bà H’Bon phân chia công việc cho từng người, đảm bảo ai cũng có việc làm, thu nhập.
Chị R’Ô H’Nhoa bộc bạch: “Nhờ chị H’Bon chỉ dẫn, tay nghề của tôi đã được nâng cao. Trung bình mỗi tháng, tôi dệt được khoảng 2 bộ. Mỗi bộ gồm váy-áo của chị em hoặc áo-khố của nam giới có giá khoảng 2 triệu đồng. Công việc này giúp chúng tôi có thêm thu nhập, đặc biệt là lưu giữ được nghề truyền thống của ông cha”.
Làm sao để truyền được tình yêu với văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ cũng là điều khiến ông Nhuêl luôn trăn trở, bởi ông biết mình cũng như nhiều nghệ nhân khác không thể sống mãi. Từ suy nghĩ ấy, ông luôn tận dụng cơ hội giới thiệu, dạy nghề miễn phí cho những ai đam mê học hỏi. Riêng 5 người con của ông đều biết chơi các nhạc cụ truyền thống, mỗi người rành một nhạc cụ khác nhau. Được thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật từ cha, anh Kpă Tư có thể chơi thành thạo đàn t’rưng, đàn goong cũng như trình diễn các bài chiêng cổ. Anh thường xuyên tham gia các hội diễn văn nghệ quần chúng của huyện, tỉnh tổ chức cũng như được mời đi trình diễn trong cả nước. 2 năm gần đây, tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc của buôn có anh Tư tham gia đều giành được giải nhất hội diễn nghệ thuật do huyện tổ chức. 
Buôn Ia Rniu còn lưu giữ 12 bộ cồng chiêng và có 6 nghệ nhân biết đánh chiêng cổ, 1 nghệ nhân chỉnh chiêng, 3 nghệ nhân tạc tượng, 1 nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc, 2 nghệ nhân đan lát, 2 nghệ nhân hát dân ca và 7 nghệ nhân dệt thổ cẩm. Ông Nay Ham-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Broăi-cho hay: Trong những năm qua, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống tại buôn Ia Rniu được chú trọng, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Các nghệ nhân đều tâm huyết với việc truyền dạy cho thế hệ sau, tạo nên đội ngũ kế cận đông đảo. Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện, khuyến khích bà con gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống.
Với kết quả đạt được từ Đề án 02 của Ban Thường vụ Huyện ủy Ia Pa về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào tại chỗ, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở vững mạnh giai đoạn 2013-2020, 6 tập thể và 19 cá nhân có thành tích xuất sắc đã được khen thưởng, trong đó, buôn Ia Rniu có 1 tập thể và 4 cá nhân. 
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.