Buôn bán bào thai miền biên viễn: Rứt tình máu mủ nơi xứ người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nơi mà cái nghèo, cái khổ luôn quẩn quanh đeo bám lấy cuộc sống, không ít người lại chọn cách bán đi giọt máu của mình. Vấn nạn buôn bán bào thai để lại nhiều bi kịch nơi vùng biên viễn Nghệ An.
 
Dìu ôm hai đứa con trong căn nhà vừa được tu sửa lại
Chuyện buồn ở Đỉnh Sơn
Ở Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đang nhức nhối vấn nạn có những đứa trẻ khi còn trong bụng mẹ đã bị định đoạt số phận. Đáng buồn hơn, cha mẹ của chúng cứ vô tư nghĩ bán đi một đứa rồi đẻ tiếp cũng chẳng sao. Đỉnh Sơn 1, Đỉnh Sơn 2, hai bản làng thuộc xã Hữu Kiệm miền biên viễn xa xôi, nơi được nhiều người biết đến với chính câu chuyện của không ít người mẹ đem con khi còn trong bụng đi bán để lấy tiền trả nợ, trang trải cuộc sống. 
Tìm đến Đỉnh Sơn vào buổi chiều Đông cuối năm Kỷ Hợi, không khí vắng lặng trải dài trên con đường mòn dẫn vào bản. Những đứa trẻ với khuôn mặt đen nhẻm, lem luốc; những bà mẹ ngồi xếp xó bên nếp nhà sàn vội bỏ đi khi thấy có người lạ đến. Thấy vậy, vị cán bộ xã Hữu Kiệm giải thích: “Ở đây những người đi bán con đã biết việc làm của mình là sai, họ bắt đầu thấy ngại rồi. Thấy có người lạ vào là mấy bà mẹ đi lên nương làm rẫy ngay để tránh gặp cán bộ”. 
Ở hai bản Đỉnh Sơn có gần 200 hộ dân, qua thống kê tại đây có hơn chục người vượt biên sang Trung Quốc để bán con. Điều đáng nói, những người này sau khi trở về, họ vẫn bình thản như chưa có chuyện gì xảy ra. Hỏi đến vấn nạn buôn bán bào thai tại bản, anh Lữ Văn Dung, Công an viên bản Đỉnh Sơn 1 cho biết: “Tính ở bản này có đến 16 bà mẹ đi bán con rồi, họ bán con vì nghèo đói, túng quẫn. Thậm chí có người bán cả hai đứa rồi”. Theo anh Dung, tình trạng buôn bán bào thai xuất hiện từ năm 2015, nhưng mãi đến 2018, khi nhìn thấy nhiều người mang thai đến tháng thứ 6-8 bỗng nhiên mất tích và trở về có tiền xây nhà, sắm xe nên cán bộ mới biết chuyện. Anh Dung còn nhớ những lần đi tuyên truyền, vận động, các bà mẹ đưa ra cái lý: bán con do con cái đông, nghèo khổ bán đi một đứa cũng chẳng sao vì có thể đẻ thêm (!).
Anh Dung dẫn chúng tôi đến những gia đình từng bán con trở về, nhưng đa phần đã lên rừng đi rẫy, số khác thì vào Nam làm ăn. May mắn lắm mới gặp được chị Mạc Thị Dìu (tên nhân vật được thay đổi, 35 tuổi), người bán đi đứa con gái thứ 4 vào dịp đầu năm 2018. Căn nhà của vợ chồng Dìu nằm ở con dốc nơi đầu bản. Trước đây, nhà Dìu khổ lắm, đến cái ăn, cái mặc cũng không có, nhưng nay mái ngói thay mới, gian bếp được sửa, trong nhà lại có tivi, xe máy. Khi hỏi đến số tiền sắm sửa vật dụng ở trong nhà từ đâu mà có, người phụ nữ không ngần ngại trả lời bằng thứ tiếng kinh bập bõm: “Bán con đi rồi mới có tiền mua dùng đấy”.
Câu nói của người mẹ trẻ dửng dưng, khiến người nghe lặng người. Sinh ra và lớn lên tại bản Đỉnh Sơn 1, khi vừa biết đến cái chữ, thiếu nữ nghỉ học rồi lên rừng làm rẫy cùng mọi người trong gia đình. Năm 16 tuổi, Dìu lấy chồng cách nhà chỉ mấy bước chân. Cuộc sống cô chịu trăm nỗi cùng cực, ngày ngày bám rẫy nhưng cũng chẳng đủ lương thực trang trải cho 6 miệng ăn trong nhà. Chồng cô suốt ngày say xỉn, có bao nhiêu tiền kiếm được từ nghề thợ xây anh ta ném vào chén rượu, ăn nhậu thâu đêm cùng đám trai làng ở bản. 
‘‘Bán đi rồi đẻ tiếp có sao đâu’’
Cái nghèo bám riết lấy đôi chân của người phụ nữ, để rồi một ngày nọ, chị buộc phải bán đứa con gái với giá 80 triệu đồng. Chị kể, vào buổi chiều đông, trong cái lạnh tê tái vào tháng 3/2018, khi đang ngồi hong tóc bên bếp lửa, một phụ nữ ở bản khác vào nhà chơi và tỉ tê hỏi chuyện cái thai chị đang mang trong bụng. Không giấu nỗi khó khăn, chị Dìu kể về hoàn cảnh gia đình cùng nỗi lo không nuôi được nó. Đánh vào tâm lý lúc cùng cực, túng quẫn, người phụ nữ khác bản không ngần ngại chỉ cho Dìu một cách kiếm tiền nhanh chóng mà không mất một chi phí nào đó là bán đứa con gái trong bụng đi. “Bà ấy nói đứa con trong bụng tôi giá 80 triệu đồng. Đi sang bên ấy đẻ xong là lấy tiền về, không mất chi phí nào hết. Họ bảo bán đi mà lấy tiền tiêu, trong bản có nhiều người bán rồi về lại đẻ tiếp có sao đâu”, chị Dìu kể lại.
 
Những ngôi nhà lọt thỏm giữa rừng núi ở bản Đỉnh Sơn
Chẳng suy nghĩ thêm, Dìu chạy vào nhà bàn chuyện với chồng lúc ngà men rượu. Anh ta gật đầu liền. Thế rồi hai ngày sau đó, chị khăn gói quần áo lên đường. Chặng đường đi bán thai trong bụng kéo dài hơn 2 ngày liền. Ban đầu chị bắt xe ở thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn) đi đến Móng Cái (Quảng Ninh). Khi ra tới nơi có hai người phụ nữ nước ngoài chờ sẵn. Chị chỉ cần đọc tên là họ đưa lên thuyền vượt sông đi qua biên kia biên giới. Vào bờ vào lúc rạng sáng, chị lả người vì mệt mỏi. 
Dìu nói, chị chẳng bao giờ đi xa khỏi bản, cũng chưa từng được ngồi ô tô nên ban đầu rất hứng thú. Nhưng khi chiếc xe lăn bánh qua những đèo dốc khiến chị say xe, mệt lả. Khi đến nơi, chị được đưa vào một căn nhà ở vùng nông thôn hẻo lánh, được chăm sóc đầy đủ cho đến khi sinh con.“Họ cho ăn uống đầy đủ và đúng bữa. Có thịt, cá rau các món, ăn uống sướng hơn ở nhà, chỉ có điều họ bắt ở trong phòng kín, không được ra ngoài”, chị Dìu nhớ lại. 
Một buổi sáng, khi đang nằm ở giường, Dìu đau bụng dữ dội, cô hét toáng lên trong cơn đau. Cô bỗng sợ vì không thấy chồng, không có mẹ bên cạnh, nhưng khi nghĩ đến số tiền sắp có được Dìu lại thấy bớt tủi. Được chuyển đến một nơi có các nhân viên y tế chăm sóc, Dìu vui mừng khi nghe tiếng khóc chào đời của đứa trẻ, trong tim người mẹ vẫn nôn nóng nhìn mặt con xem nó thế nào. Nhưng khi cố gắng nhìn xuống, cháu bé đã được một người khác bế đi và kể từ đó, Dìu không được gặp mặt con mình nữa.
“Giờ chẳng biết nó thế nào. Khi bán người ta nói sẽ nuôi con rồi khi nào về Việt Nam sẽ cho gặp nhưng lâu rồi, chẳng thấy ai gọi điện, cũng không biết mặt mũi con thế nào”, người mẹ nói. Đẻ con xong 2 ngày, người phụ nữ Trung Quốc đưa cho Dìu số tiền 80 triệu đồng rồi thu xếp cho chị về quê. Cầm lấy tiền, Dìu rời ngôi nhà ở xứ người để quay trở lại bản, nhưng Dìu bảo khi đó có tiền thì vui, giờ thấy nhớ con da diết.
Lúc này Dìu vẫn một mình lên rẫy kiếm cái ăn, người chồng thi thoảng kiếm công phụ hồ ở thị trấn. Duy chỉ có đứa con, Dìu mong muốn được gặp lại nhưng bất lực. Ánh mắt Dìu hướng nhìn xa xăm bên kia dãy đồi, Dìu thở dài nói “Sau này có chết cũng không bao giờ bán con nữa”.
(Còn nữa)
Dìu vui mừng khi nghe tiếng khóc chào đời của đứa trẻ, trong tim người mẹ vẫn nôn nóng nhìn mặt con xem nó thế nào. Nhưng khi cố gắng nhìn xuống, cháu bé đã được một người khác bế đi và kể từ đó, Dìu không được gặp mặt con mình nữa.
Hoài Nam-Thu Hiền (TP)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.