Bức tranh 40 năm tuổi treo ở góc phố đẹp nhất Thủ đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần 40 năm qua, du khách đến thăm Hà Nội, khi đi qua ngã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng đều dừng lại ngắm nhìn một bức tranh.

Được treo trên nóc nhà thông tin TP, số 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, bức tranh vẽ Bác Hồ ôm em bé bố cục ở chính giữa, bên phải là hình chữ S biểu tượng của bản đồ Việt Nam thống nhất. Nền trắng của tranh là hình chim bồ câu ngậm cành ô liu, mắt chim bồ câu là vầng sao sáng dẫn đường, là Thủ đô Hà Nội, màu cờ Tổ quốc.  

 

Bức tranh Bác Hồ với cháu thiếu nhi được treo trang trọng ở ngã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng
Bức tranh Bác Hồ với cháu thiếu nhi được treo trang trọng ở ngã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng



Tác giả bức tranh là họa sĩ Trần Từ Thành (nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp HN).

Trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chịu đựng nhiều mất mát (bố mẹ và anh chị em đều mất do bom Mỹ), họa sĩ Thành thấm thía ý nghĩa của hòa bình.


 

Họa sĩ Trần Từ Thành với một trong những bản vẽ phác thảo đầu tiên
Họa sĩ Trần Từ Thành với một trong những bản vẽ phác thảo đầu tiên


Năm 1975, đất nước thống nhất, họa sĩ Thành hào hứng đi tìm đề tài cho tranh của mình. Đúng lúc đó, Bộ Văn hóa - Thông tin và Hội Mỹ thuật Việt Nam mở cuộc thi sáng tác tranh và tượng chào mừng đất nước thống nhất.

Ông nghĩ đây chính là dịp để bày tỏ ao ước bấy lâu về chủ đề đất nước hòa bình. Lựa chọn, cân nhắc, cuối cùng ông quyết định chọn hình thức tranh cổ động, dễ hiểu, phổ biến trong cuộc sống.

"Ý nghĩa bức tranh được ấp ủ bao năm nay có dịp thể hiện, nhưng loay hoay cả tháng trong phòng vẽ tôi vẫn chưa nghĩ ra được nên vẽ gì", ông Thành nhớ lại.

Khi sắp nản vì “bí” đề tài thì một đêm ông nghe được bài thơ “Ta đi tới” của nhà thơ Tố Hữu từ tiếng đài phát thanh của nhà hàng xóm “Lòng ta chung cụ Hồ/Lòng ta chung Thủ đô/ Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam”.

 

 Bản vẽ tay đầu tiên của bức tranh
Bản vẽ tay đầu tiên của bức tranh


Những dòng thơ đã mang đến cảm hứng cho ông sáng tác, “hình tượng của Bác đây rồi, tư tưởng của Bác luôn mong muốn đất nước thống nhất, tôi liền lấy đó làm chất liệu cho bức tranh của mình”, ông chia sẻ. Sau một tuần, từ những nét vẽ, bản thảo đầu tiên đã hoàn thành.

Ngày 20-4-1976, bức tranh của ông và tác phẩm của các họa sĩ khắp 3 miền được trưng bày tại trung tâm triển lãm Vân Hồ (Hà Nội) và ông đoạt giải nhì.


 

 



Ông kể: Cũng năm đó, để chào mừng tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung sau khi thống nhất đất nước, xưởng tranh cổ động Trung ương đã cho in hàng vạn bản, phát hành trên cả nước và đề nghị tôi đưa câu khẩu hiệu 'Độc lập Thống nhất, Hòa bình Hạnh phúc' vào tranh”.

Lúc đó, đi khắp đường phố Hà Nội đâu đâu cũng dán tranh của ông, 5 năm sau, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội phóng to bức tranh lên kích cỡ 4 mét vuông để treo lên nóc nhà thông tin TP.

Hiện nay, bức tranh dự thi của ông được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh và một số bảo tàng khác.


 

Bản gốc của bức tranh được nhiều nhà sưu tập dạm mua nhưng ông nhất quyết không bán
Bản gốc của bức tranh được nhiều nhà sưu tập dạm mua nhưng ông nhất quyết không bán



Năm 1990, khi đi thăm bảo tàng Lênin (Mátxcơva, Nga), ông đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của mình được treo trang trọng trong phòng phong trào Cộng sản Quốc tế. Ông cũng cho biết, bảo tàng La Habana (Cuba) và nhiều sách báo nước ngoài cũng đang lưu giữ bức tranh này với nhiều phiên bản, kích cỡ khác nhau.

Đã có nhà sưu tầm người Thái Lan, Singapore...sang tận nơi tìm gặp họa sĩ Trần Từ Thành để mua bức tranh với giá cao, nhưng ông đều từ chối. "Với tôi, đó là kỷ vật vô giá", họa sĩ chia sẻ.

Trần Thường (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.