Bốn mùa trên đỉnh tháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã bao lần xuôi hết đèo An Khê về đến huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định), tôi đều ngước nhìn ngọn tháp xa xa qua ô cửa kính xe. Và lần nào cũng thế, ngọn tháp Bánh Ít luôn mang đến cho tôi những mến thương khó tả, những gọi mời quyến rũ. Vậy nên, hành trình tìm đến vẻ đẹp của những tầng tháp cổ bên dòng sông Côn với tôi luôn là một hành trình ý nghĩa và thú vị.
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, thời xưa tháp còn có tên là Thị Thiện do có quán bán bánh của bà Thị Thiện đặt dưới chân núi. Một số tài liệu khác thì gọi theo tên thôn là tháp Đại Lộc, người Pháp thì đặt tên cho nó là Tour d’Argent (tháp Bạc) và một số tên gọi khác như tháp Cầu Bà Gi, tháp Thiện Mẫu, tháp Thổ Sơn... Song tên gọi hay được dùng nhất là tháp Bánh Ít vì 4 ngọn tháp đứng gần nhau, 1 lớn ở trên cao và 3 nhỏ ở dưới thấp, ngước mắt từ dưới lên liên tưởng đến một mâm bánh ít đã được bóc lá-một loại bánh ngon nức tiếng của Bình Định.
Toàn bộ quần thể tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải thuộc thôn Đại Lộc (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), cách mực nước biển chỉ chừng 100 m. Tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ X. Mới đây, một nhóm tác giả người Anh đã đưa tháp Bánh Ít vào cuốn sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến” và đây cũng là công trình cổ duy nhất của Việt Nam có mặt trong cuốn sách này. Hầu hết các tháp của người Chăm đều được xây hướng về phía Đông, tháp Bánh Ít cũng không ngoại lệ. Vì thế, để lên khu vực này sẽ bắt đầu di chuyển từ cổng phía Đông Bắc ngọn đồi, rồi đi trên con đường được xây từ những bậc tam cấp.
Thật khó để thấu hiểu hết những giá trị văn hóa nơi đây khi tôi là kẻ “ngoại đạo” trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc cũng như tín ngưỡng tôn giáo. Thế nhưng, dạo bước qua từng không gian của tháp, tôi tin chắc rằng bạn cũng không thể rời mắt khỏi những phiến đá thăng trầm qua bao lịch sử, mê mẩn trước nghệ thuật chạm khắc đá cầu kỳ, tinh tế. Khoan nói đến góc nhìn mỹ thuật hay kỹ thuật kiến trúc của quần thể tháp Bánh Ít vì liên quan đến nó đã có biết bao công trình nghiên cứu khảo cổ được công bố; điều mà người bộ hành như tôi thích thú không kém là thời tiết ở đây, 1 ngày cũng cảm nhận được 4 mùa khá rõ rệt với buổi sáng kiểu khí hậu ôn đới, giữa trưa nắng nóng và chiều mát mẻ, đêm se se gió lạnh.
Tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Ảnh: Nguyễn Thị Diễm
Tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Ảnh: Nguyễn Thị Diễm
Có dịp đến với tháp Bánh Ít vào thời gian này, ta dễ dàng bắt gặp khung cảnh lãng mạn của đất trời giao hòa, cây cỏ thay nhau hát ca. Nơi đây, hoa thơm cỏ lạ được đất trời ưu ái mà không phải đến từ sự sắp đặt càng làm cho quần thể tháp thêm vẻ hoang sơ, nên thơ và hữu tình.
Vừa hay, đặt chân đến bậc tam cấp đầu tiên chạm vào mắt tôi là những tia nắng vàng lấp lánh nhảy múa dưới chân tháp. Bạn dẫn đường của tôi giới thiệu, mới hôm qua thôi, giọt mưa nhỏ nhẹ mùa thu vẫn còn vương trên áo lữ khách, tinh khiết trên phiến cỏ phía con đường hướng tới đỉnh tháp; vậy mà hôm nay, chúng tan biến đâu mất giữa thinh không vắng lặng. Trong cùng một ngày, có thể chiêm ngưỡng màu xanh biêng biếc của mùa xuân, một chút vàng mơ óng ánh của mùa hè, cái vẻ dìu dặt xanh cốm của mùa thu và cái lạnh xam xám của nền trời bàng bạc mùa đông. Thật là thú vị biết bao!
Để rồi, khi làn gió của mùa thu nhẹ vương trên từng góc nhỏ của không gian, tôi tưởng như quên mất ngày đang dần trôi qua. Bên cổ tháp với tứ bề mênh mang cây cỏ xanh biếc, nhìn về phía dòng sông Côn, ta bỗng chốc tự nhận mình sao hiền hòa thế; như vẻ trầm mặc, kiêu hãnh trong bước đi của ngàn năm với biết bao mưa nắng bão giông cùng những thăng trầm lịch sử. Những hiện sinh qua ô cửa tháp, thân tháp phủ màu rêu phong, những hoa văn, họa tiết, phù điêu…
Giữa không gian khoáng đạt, tôi cố tình vịn lý do, điềm nhiên nhìn ngọn tháp đang khoác chiếc áo cổ kính hòa cùng màu dâu da đỏ in trên mặt bóng những viên gạch như được dán chặt vào nhau vì giữa chúng không có một đường lằn hiện diện của vôi vữa. Một bức tranh phản chiếu giữa thực và mơ rồi lại càng huyền diệu hơn trong bóng sương mờ đang lan tỏa.
Cuối thu, đầu đông, tiết trời se lạnh nhưng vẫn có nắng. Từ trên đỉnh tháp, khách bộ hành có thể nhìn xa hàng chục dặm. Tưởng như, mình đang đứng trên một ốc đảo duy nhất giữa biển xanh bạt ngàn. Đó là cảm giác tự do mà thiết nghĩ, dù khung cảnh phía trước có xa xôi cao xa hay trắc trở vạn dặm thì cũng không chùn chân mỏi gối bước chân người bộ hành như tôi. Điều tôi tự hào duy nhất lúc ấy là việc chinh phục được đỉnh tháp. Điều đó cũng nghĩa đôi chân tôi vẫn còn khỏe khoắn, trái tim tôi vẫn đang hòa nhịp đập cùng trời, mây, non nước ở nơi đây.
Tôi chưa được đi thăm hết những cụm tháp Chăm ở Bình Định, nhưng chỉ qua quần thể tháp Bánh Ít cũng đủ hiện ra trong tôi hình ảnh của một người bộ hành xuyên qua không gian và đi qua thời gian. Vậy nên, nếu có dịp ngang qua quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Tuy Phước, bạn đừng quên dành thời gian ghé thăm tháp Bánh Ít để thêm một lần được khám phá những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Champa.
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).