Bộ Y tế đề xuất trẻ dưới 18 tuổi phải điều trị tật về mắt sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đang được lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Y tế đề xuất trẻ dưới 18 tuổi phải điều trị tật về mắt (lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt) sẽ được BHYT thanh toán.

Theo quy định hiện hành, Quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí này với trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, theo đánh giá, điều này chưa phù hợp về chuyên môn. Lý do là tuổi được chỉ định kỹ thuật này thường trên 6-18 tuổi mới bảo đảm hiệu quả. Vì thế, từ khi ban hành Luật BHYT (có hiệu lực từ năm 2009) đến nay, hầu như không có trẻ em nào được hưởng quy định này.

Bộ Y tế đề xuất trẻ dưới 18 tuổi phải điều trị tật về mắt sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán. Ảnh: Phạm Hải/Nguồn vietnamnet.vn

Bộ Y tế đề xuất trẻ dưới 18 tuổi phải điều trị tật về mắt sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán. Ảnh: Phạm Hải/Nguồn vietnamnet.vn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn thế giới có khoảng 154 triệu người bị tật khúc xạ nhưng chưa được điều trị, trong đó có hơn 13 triệu là trẻ em. Châu Á là nơi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ học đường cao nhất thế giới. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ cận thị cao và gia tăng nhanh chóng, nhất là khu vực đô thị, số học sinh bị cận thị chiếm 40%. Số liệu thống kê năm 2022 cho thấy, khoảng 5 triệu trẻ em Việt Nam mắc phải các tật khúc xạ ở mắt. Trẻ từ 6 đến 15 tuổi là nhóm mắc phải cận thị phổ biến nhất.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.