Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trả lời cử tri Gia Lai về điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ Di tích Plei Ơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Liên quan đến kiến nghị của cử tri Gia Lai về điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ Di tích Plei Ơi được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp sau các kỳ tiếp xúc, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã có văn bản trả lời. Báo Gia Lai điện tử xin trích đăng nội dung nêu trên.
Kiến nghị
Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện được công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1993; năm 2015 tín ngưỡng cúng cầu mưa ở đây tiếp tục được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là tín ngưỡng phi vật thể cấp quốc gia; đến nay, đã qua 29 năm được công nhận, nhưng di tích này chưa được quan tâm đầu tư, tôn tạo đúng mức theo giá trị hiện có. Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện được đảm bảo đúng quy định và đạt hiệu quả cao, đề nghị Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch sớm có ý kiến thống nhất thỏa thuận chủ trương điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi.
Trả lời:
Di tích lịch sử Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia (Quyết định số 281-QĐ/BT ngày 24-3-1993 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch). Theo đó, Di tích lịch sử Plei Ơi đã được phân cấp về tỉnh Gia Lai trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Tại thời điểm xếp hạng di tích, hồ sơ khoa học của di tích được lập dựa trên cơ sở Pháp lệnh số 14 LCT/HĐNN ngày 4-4-1984 của Hội đồng Nhà nước về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam, thắng cảnh.
Khu di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi. Ảnh: Đức Thụy
Khu di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi. Ảnh: Đức Thụy
Căn cứ Luật Di sản văn hóa, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Gia Lai về việc điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ Di tích lịch sử Plei Ơi (từ 122 ha giảm xuống còn l1,28 ha), ngoài việc đối chiếu hồ sơ xếp hạng năm 1993, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã phối hợp với tỉnh Gia Lai và các cơ quan liên quan tiến hành khảo sát thực tế tại di tích nhằm đánh giá đề xuất điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo việc điều chỉnh thu nhỏ diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích và tạo thuận lợi cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đồng thời, hướng dẫn tỉnh Gia Lai hoàn thiện hồ sơ khoa học của Di tích lịch sử Plei Ơi theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14-7-2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.
GLO
 

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.