Ngày 31-3, Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức khai hội truyền thống chùa Bổ Đà năm 2018, đồng thời đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Mộc bản tại chùa Bổ Đà là bảo vật quốc gia.
Mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà.
Sau khi các đại biểu tổ chức lễ dâng hương tại chùa, ông Lê Ô Pích, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên đã đánh trống khai hội.
Lễ hội chùa Bổ Đà là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia diễn ra từ ngày 15 tới ngày 18 tháng 2 Âm lịch.
Lễ hội có nhiều nghi thức tế lễ trang nghiêm, thành kính và là dịp để các liền anh, liền chị quan họ trong vùng gặp gỡ, giao duyên.
Trong khuôn khổ của lễ khai hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã trao quyết định công nhận Mộc bản chùa Bổ Đà là bảo vật quốc gia.
Hiện trong chùa Bổ Đà còn lưu giữ 1.953 ván Mộc bản, được các thiền sư phái Lâm Tế khắc từ khoảng 300 năm trước, vào đời vua Lê Cảnh Hưng. Toàn bộ các ván Mộc bản đều được khắc từ gỗ thị, một loại gỗ vừa dẻo vừa dai, tuổi thọ có thể lên tới 1.200 năm.
Theo Đại đức Tự Tục Vinh, Trụ trì chùa Bổ Đà, nội dung của kho mộc bản là 24 bộ kinh Phật bằng chữ Nôm và chữ Phạn, dạy con người hướng thiện, hướng giải thoát. Tiêu biểu có các bộ kinh Lăng Nghiêm Chính Mạch, Yên Ma Hội Bản, Nam Hải Ký Quy...
Ngoài ra còn có những ván kinh đặc biệt với kích thước lớn, là các bộ Lục Thù, một loại bùa chú được người xưa dùng để trừ tà, trị quỷ và các sớ, điệp dùng để thực hiện các nghi lễ trong chùa.
Huyện Việt Yên sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng lập phương án bảo tồn, phát huy giá trị của chùa Bổ Đà và đặc biệt là bộ Mộc bản kinh Phật.
Ông Nguyễn Đại Lượng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên cho biết huyện có kế hoạch xây dựng một phòng trưng bày và bảo vệ Mộc bản, đồng thời số hóa toàn bộ gần 2.000 ván kinh bộ Mộc bản để tạo ra các bản sao bằng công nghệ quét 3D.
Du khách đến chùa có thể chiêm ngưỡng các bộ mộc bản cổ kính và tận tay thực nghiệm việc in ấn mộc bản bằng các bản sao. Nếu thành công, đây sẽ là hoạt động thú vị, ý nghĩa mà không làm ảnh hưởng tới bảo vật quốc gia.
(GLO)- Tháng 9-2020, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Khu du lịch Đồng Mô, Hà Nội) đã chính thức khai trương, trở thành ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em trong cả nước. Với chủ trương “Để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, từ cuối năm 2015, Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với các địa phương trong cả nước huy động theo hình thức luân phiên đồng bào các dân tộc tham gia hoạt động. Tính đến nay đã có hàng ngàn lượt người của 16 dân tộc luân phiên hoạt động tại đây.
(GLO)- Dự kiến ngày 1-12, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) sẽ khai mạc “Chương trình trưng bày Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (số 22 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để đưa chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống. Trong lĩnh vực văn hóa, vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm vì sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những hành vi xâm hại giá trị của di sản, phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục,...
(GLO)- Cả một vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên dài dằng dặc, nghiêng nghiêng dáng núi, xanh miên man rừng đại ngàn. Đó là nơi cư trú của gần 30 tộc người tại chỗ, với những cung bậc văn hóa tương đồng và khác biệt đầy bí ẩn. Một trong những nét văn hóa độc đáo và bí ẩn luôn khiến các nhà khoa học mong muốn được tìm hiểu, đó là phong tục bỏ mả (pơ thi). Với bất cứ tộc người nào ở Tây Nguyên, pơ thi cũng là một ngày hội vui. Mới đây, chúng tôi có dịp tham dự một ngày vui như vậy ở Krông Pa.
(GLO)- Ngày 21-11, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức khai giảng 2 lớp truyền dạy cồng chiêng cho 30 thanh niên của xã Ia Broăi và 30 học sinh Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Pờ Tó).
(GLO)- Sinh sống tập trung ở 2 xã biên giới Sa Loong và Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) và một bộ phận cư trú ở vùng miền núi thuộc các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, bà con dân tộc Ca Dong cũng có lễ mừng lúa mới. Với người Ca Dong, lễ mừng lúa mới là một trong những lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm. Lễ mừng lúa mới nhằm tạ ơn Yàng lúa và các Yàng đã ban mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu cho sức khỏe dồi dào, cuộc sống ấm no.
(GLO)- Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi toàn tỉnh lần thứ VI vừa được Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức vào ngày 19-11 tại Quảng trường 30-3 (thị trấn Phú Thiện). Liên hoan không chỉ mang đến những màn trình diễn ấn tượng mà còn tạo cơ hội giao lưu, khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
(GLO)- Tuy đã 84 tuổi nhưng ông Siu Hơng (làng Ấp, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài với nghề đan lát. Những sản phẩm đẹp mắt, có hoa văn tinh xảo của ông không chỉ mang lại thu nhập mà còn góp phần lan tỏa đam mê gìn giữ nghề truyền thống cho thế hệ trẻ vùng biên.
Ngày hội được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Nguyên trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
(GLO)- Không khí chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai 2023 đang rộn ràng tại khắp các buôn làng. Cộng đồng Bahnar, Jrai đều mong muốn góp sắc màu văn hóa trong ngày hội tôn vinh không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
(GLO)- Hơn 1 tháng qua, cứ khoảng 18 giờ 15 phút hàng ngày, người dân xã Chrôh Pơnan (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) lại được nghe thấy tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang hòa theo làn gió. Đó là tiếng cồng, tiếng chiêng của các học viên đang theo học lớp truyền dạy cồng chiêng.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, đêm 6/11 tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris của Pháp, các đại sứ, đại diện các nước bên cạnh tổ chức này của Liên hợp quốc (LHQ) đã có dịp thưởng thức một bữa tiệc đậm màu sắc văn hóa Việt Nam, gồm âm nhạc dân tộc, múa rồng và võ thuật cổ truyền, tranh dân gian và ẩm thực truyền thống.
(GLO)- Văn hóa truyền thống của đồng bào Bahnar, Jrai đang đứng trước cơ hội vươn xa, biến thành nguồn lực kinh tế. Sản phẩm từ buôn làng không những được duy trì mà còn có sức tiêu thụ mạnh mẽ hơn trước, không gian văn hóa từ đó cũng “bắt mạch” vào đời sống, tạo sinh kế cho người dân.
Ngày hội Văn hóa Các dân tộc có số dân dưới 10.000 người là dịp giới thiệu, quảng bá tiềm năng văn hóa, thể thao, du lịch và văn hóa truyền thống các dân tộc trong công cuộc đổi mới, hội nhập.