Bình Phước: Vì sao những vườn tiêu tốt bời bời nhưng lại bị..."điếc"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mấy năm trở lại đây, giá tiêu xuống thấp, đời sống người trồng tiêu gặp nhiều khó khăn. Năm nay, bên cạnh khó khăn về giá thì nhiều vườn tiêu của nông dân ở xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) lại không có trái mặc dù cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Gia đình ông Phạm Văn Đao ở thôn 4, xã Thiện Hưng có 1.500 nọc tiêu. Những năm trước, năm nào gia đình ông cũng thu được 3-5 tấn hạt tiêu. 
Vậy mà năm nay đến thời điểm này, 90% diện tích tiêu của nhà ông lại không cho trái, cây chỉ bung đọt và ra lá non, ước tính mỗi nọc chỉ thu được khoảng 2 lạng tiêu. 
Vườn tiêu nhà ông Phạm Văn Đao, thôn 4, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) xanh tốt nhưng không ra trái.
Vườn tiêu nhà ông Phạm Văn Đao, thôn 4, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) xanh tốt nhưng không ra trái.
Ông Đao cho biết: Thông thường cây tiêu sẽ phù cựa và ra bông vào tháng 4 âm lịch. Năm nay, thời điểm này trời lại nắng chang chang, hết đợt nắng quay lại đợt mưa kéo dài, do vậy cây tiêu cầm cự không bị chết, còn toàn bộ mất mùa hết. 
Tiêu không có trái, giá lại xuống thấp, thu không đủ chi nhưng gia đình vẫn phải bỏ công chăm sóc để giữ vườn tiêu chờ tăng giá.
Nổi tiếng có vườn tiêu đẹp nhất tại xã Thiện Hưng, gia đình ông Vũ Văn Khỏe ở thôn 4 có 2.000 nọc tiêu nhưng năm nay khoảng 1/3 diện tích vườn tiêu nhà ông cho rất ít trái, nhiều trụ chỉ lác đác vài chùm. 
Theo ông Khỏe, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa, nắng thất thường đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Thêm vào đó vì không thuê được công hái nên thời gian thu hoạch kéo dài khiến cây bị suy kiệt, không kịp phục hồi để phân hóa mầm hoa.
Tỉnh Bình Phước hiện có 14.500 ha hồ tiêu. Năm 2018, sản lượng tiêu đạt gần 27.000 tấn. Thế nhưng năm 2019 và 2020, nhiều diện tích tiêu của nông dân trong tỉnh không có trái, hoặc có nhưng năng suất chỉ đạt trên 60%, vì vậy nguy cơ giảm sản lượng là hiện hữu.

Để giữ vững thương hiệu hồ tiêu Bình Phước cả về sản lượng và chất lượng thì ngành nông nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc hướng dẫn nông dân cách chăm sóc, phòng bệnh cho hồ tiêu.

Ông Lê Hữu Thanh, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Hưng cho biết: Toàn xã có 3.050 hộ dân thì hơn 1.000 hộ trồng tiêu. Trước năm 2018, diện tích hồ tiêu của xã lên tới 550 ha, hơn 2 năm trở lại đây tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm khiến diện tích giảm còn 250 ha. 
Năm nay, rất nhiều vườn tiêu không có trái hoặc cho trái ít khiến nông dân vô cùng lo lắng. Nguyên nhân là do giá xuống thấp nên nông dân ít đầu tư, cộng với thời tiết diễn biến thất thường, một số giống tiêu cứ 1 năm được mùa thì năm sau lại không có trái, do vậy diện tích hồ tiêu không có trái tăng. 
Nhiều hộ dân không có nguồn thu để trả lãi và vốn vay ngân hàng. Với thực trạng này, mong rằng Nhà nước, các ngân hàng có những biện pháp giãn nợ cho người trồng tiêu, giúp họ có điều kiện tái đầu tư chăm sóc vườn, ổn định cuộc sống.
Kỹ sư Trần Trung Dũng, nhân viên kỹ thuật Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam cho biết: Muốn cây tiêu ra hoa đồng loạt thì yếu tố đầu tiên là sự thuận lợi về thời tiết. Cây tiêu không ưa hạn, cũng không ưa mưa lớn kéo dài, nó cần một thời gian khô nhất định.
Vì vậy, nếu gặp hạn hán lâu hoặc mưa lớn kéo dài sẽ khiến quá trình ra hoa bị ảnh hưởng. Hơn nữa, việc bón phân cũng rất quan trọng và cần phải khoa học. Nông dân nên chọn loại phân bón có hàm lượng đạm vừa phải để tăng cường cho quá trình ra hoa tốt hơn, kết hợp với kỹ thuật canh tác tốt giúp vườn tiêu phát triển đồng bộ.
Nông dân cũng cần có kỹ thuật xử lý ra hoa dựa trên những đặc tính sinh lý, hóa sinh và quy trình chăm sóc khoa học cho cây hồ tiêu, thúc cây tạo mầm hiệu quả, đánh thức mầm ngủ, kích ra hoa đồng loạt ngay trong điều kiện bất lợi.
Đặc biệt chú ý việc chăm sóc vườn tiêu ngay sau giai đoạn thu hoạch, đồng thời tiêu diệt mầm bệnh và bón phân kích cây tái sinh, sinh trưởng mạnh.
Hiền Lương (DanViet)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.