Bình Phước: Một ông nông dân sáng chế máy bơm mủ cao su khiến nhiều người trầm trồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là tỉnh Bình Phước có hơn 230 ngàn ha cao su, sản lượng đạt khoảng 270 ngàn tấn/năm, do đó Bình Phước xác định ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất là tất yếu.

Vì thế, nhiều giải pháp sáng tạo cho ngành cao su đã được ứng dụng. Mới đây, anh Nguyễn Văn Lĩnh ở phường Tân Xuân, TP Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy bơm mủ cao su.

Từ ý tưởng…

Ngày nắng, công việc đã nặng, ngày mưa trơn trượt, công nhân, nông dân trồng cao su phải ì ạch từng bước, gồng người nâng mấy chục thùng mủ cao su đổ vào xe bồn cao ngất ngưởng.

Có lúc trượt tay đổ mủ tung tóe lên thành xe, vấy cả vào quần áo. Vậy là ý tưởng chế tạo máy bơm mủ cao su để thay sức người cứ nhen nhóm trong đầu anh nông dân Nguyễn Văn Lĩnh.

 

 Anh Trần Bình Long (bìa phải), ấp Thuận Hải, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) đang sử dụng máy bơm của anh Nguyễn Văn Lĩnh để hút mủ cao su đưa lên xe bồn
Anh Trần Bình Long (bìa phải), ấp Thuận Hải, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) đang sử dụng máy bơm của anh Nguyễn Văn Lĩnh để hút mủ cao su đưa lên xe bồn


Sẵn có nghề cơ khí, năm 2019, anh Lĩnh bắt đầu nghiên cứu, sáng chế ra chiếc máy bơm mủ cao su đầu tiên. Đưa vào ứng dụng vẫn còn nhiều lỗi, anh lại đem về khắc phục, chỉnh sửa.

Anh Lĩnh cho biết, cái khó nhất trong việc sáng chế ra máy bơm mủ đó là mủ cao su thuộc loại chất lỏng có độ nhớt khá cao, tương đối đặc nên khó bơm và khả năng ăn mòn kim loại nhanh, ngoài ra mủ cao su còn có độ dính rất cao.

Do đó, khi bơm, mủ cao su dễ làm tắc nghẽn máy bơm, gây nguy hiểm cho người vận hành.

“Máy bơm này khác biệt với dòng bơm nước, nó rất khó làm, khắc phục được hiện tượng mủ cao su đông đặc, không dính cánh, kẹt cánh mới là thành công. Giờ máy bơm của mình có độ bền rất cao, gần 1 năm mới phải vệ sinh máy 1 lần” - anh Lĩnh nói.

…đến thực tiễn

Gia đình ông Nguyễn Quang Vĩnh (ấp Thuận Bình, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú) làm nghề thu mua mủ cao su hơn 10 năm nay.

Trung bình mỗi ngày, hộ ông mua hơn 10 tấn mủ. Trước đây, để vận chuyển mủ lên xe bồn đưa đi tiêu thụ, ông phải thuê 3 công nhân đổ mủ vào phuy, sau đó dùng ròng rọc cẩu lên mới đưa vào bồn được, vừa mất thời gian lại tốn công.

Năm 2020, được người quen giới thiệu, ông mua máy bơm của anh Lĩnh. Giờ chỉ cần đặt máy bơm ở dưới đáy bể, bật cầu dao là bơm được mủ lên xe bồn, vừa nhanh gọn, sạch sẽ lại chỉ tốn 1 nhân công.

Ông Vĩnh cho biết: “Trước đây, để đưa 2.000 lít mủ lên xe bồn phải mất 40 phút nhưng giờ có máy bơm này thì chỉ cần 6 phút là bơm xong”.

Anh Trần Bình Long (ấp Thuận Hải, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú) cũng làm nghề mua mủ cao su được 8 năm. Trung bình mỗi ngày, anh Long mua tới 40 tấn mủ.

Để vận chuyển số mủ này, anh phải thuê 7 người làm. Năm 2019, khi anh Lĩnh chế tạo máy bơm mủ đầu tiên thì anh Long đã mua về sử dụng nhưng máy vẫn còn nhiều hạn chế, công suất lại thấp.

Năm 2021, anh mua chiếc máy thứ 2, công suất lớn hơn, ưu việt hơn, chỉ cần vài phút bật máy bơm là hút được 1 tấn mủ. Vì vậy, nhân công của anh giờ chỉ cần 4 người kể cả lái xe.

Máy bơm mủ cao su của anh Nguyễn Văn Lĩnh có nhiều công suất, tùy theo điều kiện có thể sử dụng điện hoặc xăng để chạy máy.

Đến nay, chiếc máy bơm đã hoàn thiện và được nhiều khách hàng đón nhận. Từ năm 2009 đến nay, anh Lĩnh bán được hơn 200 máy bơm mủ cao su cho nhiều công ty, nông trường cũng như người dân trong và ngoài tỉnh.

 

Hiện anh Lĩnh đã gửi đơn đăng ký bảo hộ sáng chế “Thiết bị dùng để bơm chất lưu có độ nhớt” và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chấp nhận đơn.

Chỉ sau một thời gian nữa nếu không có ai tranh chấp về sản phẩm này thì “Thiết bị dùng để bơm chất lưu có độ nhớt” trong máy bơm mủ cao su của anh Nguyễn Văn Lĩnh sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế. Anh Lĩnh cho biết, khi được cấp bằng sáng chế anh sẽ sản xuất đại trà và thương mại hóa sản phẩm rộng rãi hơn.


https://danviet.vn/binh-phuoc-mot-ong-nong-dan-sang-che-may-bom-mu-cao-su-khien-nhieu-nguoi-tram-tro-20211019003257282.htm
 

Theo Hiền Lương (Báo Bình Phước/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.