Big C nói gi về việc "trở mặt" các DN may mặc trong nước ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Central Group, tập đoàn sở hữu chuỗi Big C tại Việt Nam cho biết họ chỉ tạm ngừng thu mua sản phẩm may mặc của một số đối tác chứ không phải ngừng hoàn toàn việc nhập hàng may mặc của Việt Nam.
 
Cụ thể, Cetral Group cho biết nguyên nhân là họ đang phát triển các thương hiệu mới tại siêu thị BigC, đang xây dựng lộ trình cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch này. Đặc biệt, việc tìm kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển đó.
Còn phía Big C Việt Nam cho biết đang xem xét lại danh mục hàng hóa và tính khả thi từ các nhà cung cấp, nhằm đem đến các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao nhất phục vụ khách hàng.
 
Thông báo của Central Group VietNam.
Bên cạnh đó, Big C Việt Nam nhấn mạnh việc tạm dừng các đơn đặt hàng chỉ là tạm thời và đơn vị này cũng khẳng định không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 2/7, Cetral Group đã ra thông báo tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019. Theo đó, tất cả các vấn đề phát sinh trước ngày 2/7 sẽ được tiếp tục giải quyết theo quy định của Hợp đồng hợp tác thương mại.
 
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam bất bình với việc bị Big C ngừng nhập hàng hóa.
Sau động thái nói trên của tập đoàn Thái Lan này, nhiều nhà cung cấp sản phẩm may mặc Việt Nam đang hợp tác với Big C buộc phải đối diện với tình hình khó khăn. 
Chiều 3/7, nhiều người lao động và chủ doanh nghiệp dệt may tập trung tại văn phòng đại diện Central Group ở TP.HCM nhằm làm rõ vụ việc.
Hiện tại, Big C Việt Nam có hơn 4.000 nhà cung cấp trong chuỗi siêu thị. Hệ thống siêu thị này đang trong quá trình xem xét cùng với hơn 200 nhà cung cấp hàng may mặc để phát triển các sản phẩm với chất lượng tốt nhất, nhằm thỏa điều kiện không chỉ cho thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.
Central Group là một tập đoàn đa ngành chuyên về bán lẻ có trụ sở tại Thái Lan. Tập đoàn thuộc sở hữu của gia đình tỉ phú Chirathivat, gia tộc được Forbes xếp hạng giàu thứ 2 tại Thái Lan năm 2018 với khối tài sản 21,2 tỉ USD. Tổng giám đốc hiện tại của Central Group là ông Tos Chirathivat, cháu trai của nhà sáng lập tập đoàn.
Tại Việt Nam, Central Group nổi lên sau thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Big C năm 2016, với giá 1,05 tỉ USD. Hiện tại, tập đoàn này đang nắm giữ cổ phần chi phối trong công ty điện máy Nguyễn Kim và thành lập nhiều chuỗi cửa hàng bán lẻ khác.
Ở một diễn biến khác, ngay sau thông tin Big C ngừng nhập các mặt hàng dệt may của doanh nghiệp Việt Nam tại chuỗi siêu thị này, cộng đồng mạng đã dấy lên làn sóng chỉ trích, kêu gọi cùng tẩy chay Big C, ủng hộ hàng Việt.
Ngọc Bảo (PLVN)

Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

(GLO)- Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tháng 1-2025, tuy xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đạt 140 ngàn tấn (giảm 41,1% so với cùng kỳ năm 2024), nhưng giá trị thu về lại tăng 5% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 763 triệu USD.

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

(GLO)- Đây là thế hệ thứ 4 của Bentley Continental GT với nhiều sự nâng cấp mới về công nghệ và hệ truyền động hybrid. Tuy Continental GT 2025 được định vị là dòng xe Grand Tourer. Mẫu xe đến từ Anh Quốc này sở hữu thời gian tăng tốc đáng kinh ngạc, chỉ mất 3,2 giây để tăng tốc từ 0 lên 100 km/h.

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.

null