Bị đánh đập, chích điện sau khi mắc bẫy 'việc nhẹ, lương cao'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Diệp Văn Minh giới thiệu công dân sang Thái Lan, Myanmar làm việc nhẹ, hưởng lương cao song thực chất họ sang đó bị các đối tượng ép làm công việc phi pháp, bóc lột sức lao động.

Ngày 31-10, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam bị can đối với Diệp Văn Minh (SN 1989, trú tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) về tội "Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép".

Bị cáo Diệp Văn Minh. Ảnh: Công an cung cấp
Bị cáo Diệp Văn Minh. Ảnh: Công an cung cấp

Theo điều tra, ngày 9-10-2023, Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nhận được tố giác của 3 công dân về việc Diệp Văn Minh cùng một số đối tượng khác có hành vi lừa đảo cho các bị hại đi Thái Lan lao động hưởng mức lương cao. Tuy nhiên, trên thực tế ép sang Myanmar để bóc lột.

Trong quá trình điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang xác định các đối tượng sử dụng Zalo để liên lạc về Việt Nam giới thiệu việc làm tại Thái Lan, Myanmar được hưởng lương cao, công việc nhẹ nhàng, xuất cảnh hợp pháp và đã đưa được nhiều người sang lao động. Tuy nhiên, các đối tượng chỉ sắp xếp cho người lao động xuất cảnh hợp pháp sang Thái Lan theo diện du lịch rồi đưa người lao động vượt biên trái phép sang Myanmar.

Tại Myanmar, người lao động bị ép ký vào một bản hợp đồng lao động không mô tả công việc. Trong quá trình làm việc, họ bị ép sử dụng thiết bị của công ty nói chuyện điện thoại với người Việt Nam ở trong nước để lừa đảo.

Theo đó, người lao động bị ép làm việc liên tục 12 giờ/ngày, mỗi ngày phải lừa đảo được từ 10 người trở lên. Nếu không đạt được chỉ tiêu thì bị bắt đứng để làm việc, đánh đập, chích điện, nhốt vào phòng riêng không cho ăn uống.

Khi người lao động làm đủ thời gian ít nhất 6 tháng mới cho trở về Việt Nam song để được về phải nộp đủ số tiền 150 triệu đồng/người. Sau đó còn phải chi thêm số tiền hàng chục triệu đồng để thuê người đưa từ Myanmar về Thái Lan rồi từ Thái Lan sang Lào hoặc Campuchia để về Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.