Bị bỏng nặng vùng mặt do dùng chai nước thông cống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 9-5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị vừa tiến hành cấp cứu 1 trường hợp bị bỏng nặng ở vùng mặt do tai nạn khi sử dụng nước thông cống cho bồn cầu.

Nạn nhân là anh Trần Văn Thái (trú tại xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh). Tối 8-5, vì bồn cầu của gia đình bị tắc nên anh đã mua một chai nước thông cống nhãn hiệu G-Okay về sử dụng. Trên vỏ của chai nước này có quảng cáo đây là chất thông cống siêu tốc với thành phần là nước và Acid Sulfuric kèm theo những cảnh báo như: tránh xa tầm tay trẻ em, không để chất thông cống dính vào da, đeo kính, khẩu trang khi sử dụng…

Khi vừa đổ vào đường ống của bồn cầu thì xuất hiện một tiếng nổ lớn kèm theo cột nước bắt lên vào vùng mặt và tay của anh Thái. Rất may, khi sử dụng anh Thái có đeo kính nên dung dịch đã không bắn vào mắt. Những khu vực da bị dung dịch này tiếp xúc đã gây đau đớn, nóng rát nên anh đã đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định anh bị bỏng vùng mặt, cổ độ 3 và bỏng vùng cẳng tay do chất ăn mòn nên đã chuyển anh đến Khoa Ngoại Chấn thương-Chỉnh hình-Bỏng để điều trị.

Anh Thái bị bỏng rộng vùng mặt do sử dụng chai thông cống siêu tốc. Ảnh: Kim Hằng

Anh Thái bị bỏng rộng vùng mặt do sử dụng chai thông cống siêu tốc. Ảnh: Kim Hằng

Bác sĩ Dương Thái Thuấn-Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Thành phần của nước thông cống siêu tốc có chứa hàm lượng lớn Acid Sunfuric (H2SO4), một loại acid khá nguy hiểm. Acid này có tính chất hóa học cực mạnh, thường gây bỏng sâu khi tiếp xúc với cơ thể người gây phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ... gây hoại tử từ bên ngoài vào trong. Bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với acid sunfuric đều dễ bị tổn hại, khó điều trị và để lại di chứng nặng nề.

“Người dân không nên tự ý sử dụng loại dung dịch này bởi nó rất nguy hiểm, dễ xảy ra rủi ro, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Khi xảy ra sự cố với đường ống cần tìm đến các thợ sửa chữa chuyên nghiệp để khắc phục một cách an toàn và hiệu quả nhất”-bác sĩ Thuấn cảnh báo.

Cánh tay của chị H. bị bỏng để lại sẹo lồi sau sự cổ. Ảnh: Kim Hằng

Cánh tay của chị H. bị bỏng để lại sẹo lồi sau sự cổ. Ảnh: Kim Hằng

Trước đó, vào tháng 9-2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cũng tiếp nhận một trường hợp là chị N.T.K.H (trú tại xã Biển Hồ, TP. Pleiku) bị bỏng phần tay do sử dụng chai thông cống siêu tốc Paris PSG dẫn đến bị nổ. Vết bỏng gây ra đau đớn cho chị H., vết thương bị nhiễm trùng và hiện tại đã để lại sẹo lồi mất thẩm mỹ sau nhiều tháng điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.