Bí ẩn về mẹ đẻ của pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều nhà Ai Cập học cho rằng hoàng đế Tutankhamun là kết quả hôn nhân cận huyết giữa hai anh em ruột, nhưng một số khác quả quyết rằng ông là con của một cặp anh em họ.



Nhiều nhà Ai Cập học cho rằng, mẹ đẻ của pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập - vị vua trẻ tuổi Tutankhamun, hay còn gọi là vua Tut, có thể là nữ hoàng Nefertiti hoặc Kiya, theo Kingtutone.

Giả thuyết Nefertiti là mẹ đẻ của vua Tut vì bà thường xuất hiện trong các bức khắc họa cùng phu quân Akhenanten. Một giả thuyết khác là Kiya, bà thường được sử sách mô tả là "người vợ yêu quý của vua Ai Cập".


 

 Phác họa chân dung vua Tutankhamun. (Ảnh: Live Science).
Phác họa chân dung vua Tutankhamun. (Ảnh: Live Science).



Tuy nhiên, nhiều người nghiêng về giả thuyết Kiya là mẹ đẻ của Tut, vì các tranh vẽ tường và phù điêu chỉ khắc họa Nefertiti cùng Akhenanten và 6 cô con gái, chứ không hề khắc họa hình ảnh Nefertiti cùng Tut.

Hôn nhân cận huyết

Năm 2008, một phân tích mẫu ADN cho thấy, Kiya và Akhenanten là chị em, đều do vua Amenhotep III và vợ là nữ hoàng Tiye sinh ra. Ở Ai Cập cổ, điều này không bị coi là loạn luân, vì nhiều vị vua kết hôn với chị em để đảm bảo lưu truyền dòng máu hoàng gia. Thực tế, vua Tut sau này cũng lấy Ankhesenamun, chị em cùng cha khác mẹ. Do đó, rất có thể Kiya là mẹ đẻ của vua Tut.


 

 Phác họa chân dung mẹ đẻ vua Tut. (Ảnh: Kingtutone).
Phác họa chân dung mẹ đẻ vua Tut. (Ảnh: Kingtutone).



Tuy nhiên, năm 2013, tại hội nghị khảo cổ học tổ chức ở đại học Harvard, Mỹ, một phân tích của nhà khảo cổ học người Pháp Marc Gabolde đã chứng minh mẹ đẻ của Tut không phải là chị em gái của bố ông, mà có thể là Nefertiti, họ hàng của Akhenanten. Kết quả giám định ADN của Tut cho thấy, ông không mang gene thể hiện đó là kết quả của giao phối cận huyết giữa anh-chị em gái, mà là kết quả lai giữa họ hàng đời thứ nhất với nhau.

"Hệ quả của việc đó là ADN của thế hệ thứ ba giữa những người họ hàng trông giống như ADN của thế hệ cận huyết giữa anh chị em", Gabolde nói. Ông là giáo đốc chương trình khảo cổ của đại học Paul Valery-Montpellier III. "Tôi tin rằng Tutankhamun là con trai của Akhenaten và Nefertiti, còn Akhenaten và Nefertiti là anh em họ".

Hy vọng

Tut là pharaoh từng trị vì Ai Cập khoảng 3.300 năm trước. Ông lên ngôi lúc 8-9 tuổi và cai trị trong 10 năm. Tutankhamun qua đời năm 1323 trước Công nguyên, khoảng 19 tuổi. Tut được coi là pharaoph nổi tiếng nhất Ai Cập vì lăng mộ còn nguyên vẹn của ông được Howard Carter, nhà khảo cổ học người Anh, phát hiện ở Thung lũng các vị vua năm 1922.


 

Nhà khảo cổ học người Anh Reeves (thứ ba từ trái sang), trao đổi với đồng nghiệp trong lăng mộ vua Tutankhamun. (Ảnh: Telegraph).
Nhà khảo cổ học người Anh Reeves (thứ ba từ trái sang), trao đổi với đồng nghiệp trong lăng mộ vua Tutankhamun. (Ảnh: Telegraph).



Hồi tháng 8, Tiến sĩ Nicholas Reeves, nhà khảo cổ Anh thuộc trường Đại học Arizona quả quyết rằng một lối đi dẫn đến một căn phòng khác có thể nhìn thấy bên dưới bức tường được sơn và trát thạch cao trong hầm mộ Tutankhamun dẫn đến nơi an nghỉ nữ hoàng Nefertiti.

Hôm 1/10, ông và đồng nghiệp được phép sử dụng radar và công nghệ ảnh nhiệt để thăm dò hầm mộ vua Tut. Việc thăm dò sẽ diễn ra từ một đến ba tháng. Họ hy vọng sẽ tìm thấy lối đi bí mật dẫn vào hầm mộ của Nefertiti, giúp giải đáp bí ẩn lâu nay trong giới Ai Cập học về thân thế của mẹ đẻ pharaoh Tutankhamun.

 

http://http://danviet.vn/bi-an-khoa-hoc/bi-an-ve-me-de-cua-pharaoh-noi-tieng-nhat-ai-cap-1042406.html

Theo PV (VNExpress/danviet)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.