Bí ẩn thiếu nữ mặc áo cưới 3.500 tuổi bất ngờ xuất hiện trong sân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Xác ướp của thiếu nữ Ai Cập mặc chiếc áo cưới đầy châu báu gây bối rối cho các nhà khảo cổ bởi nàng xuất hiện gần như lộ thiên trên mặt đất, trong cỗ quan tài quá đơn giản so với những gì bên trong.



Nhóm khoa học gia Tây Ban Nha thuộc Dự án Djehuty đã vô tình tìm ra một xác ướp đặc biệt khi khai quật ngọn đồi mang tên Dra Abu el-Naga, gần Luxor (Ai Cập).

Djehuty là một quan chức cấp cao dưới thời nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut (năm 1508-1458 trước Công nguyên), ông là người chịu trách nhiệm về ngân khố và quá trình công cộng. Xác ướp của thiếu nữ bí ẩn đã vô tình xuất hiện trong sân nhà nguyện mà người ta đã xây dựng cho ông.


 

Thiếu nữ mặc áo cưới đã xuất hiện ở vị trí gần như lộ thiên trong sân nhà nguyện - ảnh: CSIC
Thiếu nữ mặc áo cưới đã xuất hiện ở vị trí gần như lộ thiên trong sân nhà nguyện - ảnh: CSIC


Thiếu nữ 3.500 tuổi nằm trong một chiếc quan tài sơn màu trắng, ước tính khoảng 15-16 tuổi, cao 1,59 m. Nàng nằm dưới rất nhiều châu báu, mà theo nghiên cứu sơ bộ nhóm khảo cổ tin rằng chính là một chiếc áo cưới, được trang trí lộng lẫy.

Cô dâu tuổi thiếu nữ mang 1 cặp khuyên tai, mỗi ngón tay đeo 1 chiếc nhẫn và 4 chiếc vòng cổ, chủ yếu được xếp cẩn thận trên ngực nàng: chúng được làm bằng gốm màu xanh bóng – loại màu xanh huyền thoại của đế chế Ai Cập, các mảnh thủy tinh màu xanh lá cây và hàng chục mảnh đá quý đủ loại. Với nền văn minh thời kỳ đó, đây là những trang sức vô cùng quý giá.

Theo nhà khảo cổ Jose Manual Galan từ Hội đồng Nghiên cứu khoa học cao cấp (CSIC – Tây Ban Nha), ban đầu họ tìm thấy thiếu nữ trong tình trạng khó hiểu: gần như nằm lộ thiên trên mặt đất, trong một chiếc quan tài sơn trắng đơn giản. Theo nhận định ban đầu, rất có thể xác ướp thiếu nữ đã bị kẻ trộm mộ đem ra từ một hầm mộ nào đó, rồi bỏ lại trong lúc tháo chạy. Quan tài hoàn toàn chưa được mở ra cho đến khi nhóm nghiên cứu dùng kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ và phát hiện xác ướp đầy châu báu bên trong.

Tuy nhiên dù có như vậy, việc một cô gái được phục sức lộng lẫy được chôn cất trong quan tài quá đơn sơ vẫn khó lòng giải thích. Khi khai quật xung quanh, các nhà khoa học càng cảm thấy bất ngờ khi xung quanh chôn cất khá nhiều phụ nữ và trẻ em.

Hiện cô dâu tuổi thiếu nữ cũng như các xác ướp khác vừa được xác định trong khu vực vẫn đang được nghiên cứu thêm, bởi lẽ những gì tìm thấy về hiện trường này hoàn toàn lạ lẫm so với hiểu biết trước đây.

Theo A. Thư (NLĐO/Acient-Origins)

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.