Bí ẩn 'thành phố' cổ xưa dưới đáy hồ không ai biết hàng ngàn năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hồ Phủ Tiên lớn thứ ba ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), xếp sau hồ Điền Trì và hồ Nhĩ Hải. Nhưng trong ba hồ, nó là hồ sâu nhất, có nơi lên đến 155m.
Hồ Phủ Tiên, rộng 21km2 ẩn chứa trong lòng một “thành phố” cổ xưa, không ai biết trong hàng ngàn năm.
 Hồ Phủ Tiên
Hồ Phủ Tiên
Trung Quốc nhật báo kể rằng, một ngày năm 2001, có một thợ lặn chuyên nghiệp tên là Cảnh Vĩ đã phát hiện ra điều kỳ lạ dưới đáy hồ Phủ Tiên. Thứ mà Cảnh tìm thấy là một số vật liệu bằng đá bao gồm các phiến đá lát đường, các nền đá bám đầy rêu. Cảnh Vĩ tin rằng các phiến đá này có từ rất xa xưa. Tuy nhiên, vì sao chúng lại ở dưới đáy hồ? Nguồn gốc của chúng từ đâu? Cảnh bỗng nhớ lại một truyền thuyết đầy bí ẩn về hồ Phủ Tiên. Dân địa phương thường nói vào những ngày đẹp trời, đứng trên núi gần đó có thể nhìn thấy hình bóng của một đô thị ở đáy nước.
Đây có phải là đô thị cổ được nói trong truyền thuyết? Để giải mã câu hỏi này, Cảnh đã thực hiện 38 lần lặn khảo sát. Cuối cùng, ảnh viết một báo cáo gửi tới các cơ quan chức năng và chuyên gia ở tỉnh Vân Nam.
Tìm dấu người xưa
Để làm sáng tỏ bí ẩn, người ta phái đến hồ Phủ Tiên một đội khảo cổ có trang bị tàu ngầm. Họ đã phát hiện thêm nhiều khối đá vuông vức nằm rải rác ở đáy hồ. Với sự hỗ trợ của các thiết bị tìm kiếm hiện đại, họ đã nhìn thấy, trên màn hình của thiết bị cảm biến, bên cạnh nhiều tấm đá lát đường là những mảng tường cũng bằng đá. Có cả những đoạn bậc đá cao. Đá lát đường phủ đầy rêu có vẻ như đã làm khai lộ một đô thị cổ xưa vì lý do nào đó đã chìm xuống đáy hồ.
Khu đô thị mới bên hồ Phủ Tiên
Khu đô thị mới bên hồ Phủ Tiên
.Đội khảo cổ tiến hành đo đạc phạm vi của khu di tích dưới đáy hồ Phủ Tiên và thấy là nó cực kỳ lớn, dấu tích của các công trình xây dựng có khắp mọi nơi. Sau nhiều ngày quan sát và phân tích, các nhà khảo cổ ước tính diện tích khu phế tích là từ 2,4-2,7km2. Vậy khu phế tích này từ đâu mà có?
Một số chuyên gia tin rằng đây có thể là tàn tích của đô thị cổ Dự Viên, biến mất một cách bí ẩn nhiều thế kỷ trước.
Sách Hán thư (ghi chép lịch sử Trung Quốc từ thời Tây Hán 206 trước CN tới thế kỷ thứ 9 sau CN) ghi rằng thành Dự Viên nằm ở phía bắc hồ Phủ Tiên.
Liệu đây có phải là đô thị được ghi trong sách Hán thư? Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đầu tiên phải xác định niên đại của khu phế tích, xem có trùng hợp với những gì lịch sử đã ghi nhận không. Họ phải tìm thấy các đồ vật có tương tác với đời sống thường nhật, có dấu tích sử dụng của con người. Sau cuộc khảo sát kéo dài hai tuần, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số đồ dùng bằng đất nung.
Các chuyên gia tin rằng, từ các đồ dùng đất nung này, có thể kết luận khu phế tích này có từ thời Đông Hán. Tuy nhiên, để xác định niên đại chính xác hơn, họ phải tìm các vật thể có thể ứng dụng công nghệ thử carbon.
Một đô thị thời nhà Hán
Sau nhiều lần thất bại, các nhà khảo cổ cuối cùng đã xác định vật thể tìm thấy ở khu phế tích có tuổi đời 1750 năm. Điều này chứng tỏ đô thị cổ đã bị chìm trong thời nhà Hán. Tuy nhiên, tới thời nhà Đường, sách sử vẫn ghi nhận sự tồn tại của thành cổ Dự Viên. Do đó, khu phế tích không phải là phố cổ Dự Viên.
Công trình đá dưới đáy hồ
Công trình đá dưới đáy hồ
Một số chuyên gia lại tin rằng, kết cấu của đô thị cổ dưới đáy hồ cực kỳ giống với kiểu kiến trúc của Điền quốc, nước có nền văn minh phát triển cao. Sau năm 86 trước CN, Điền quốc biến mất một cách bí ẩn.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn tỏ ra hoài nghi, bởi khảo cổ học là một quá trình lâu dài và phức tạp. Giải quyết các câu hỏi đặt ra về khu phế tích cần nhiều thời gian và nghiên cứu công phu.
Năm 2014, một đội khảo cổ tiếp tục tìm thấy các bằng chứng khảo cổ về đô thị dưới đáy hồ. Một cuộc tìm kiếm được tiến hành ở phía đông hồ Phủ Tiên kéo dài 20 ngày, cho phép các nhà khoa học lập bản đồ các phần của khu phế tích, chụp ảnh và, có lẽ quan trọng nhất, là tìm thấy thêm hàng chục điểm phế tích chìm trong quên lãng từ hàng ngàn năm.
Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Nghiên cứu văn hóa Trung Quốc và Đại học Vân Nam đã tiến hành các phiên điền dã, thu thập được 442 vật tạo tác bằng đá.
Số vật thể này được phân tích kỹ lưỡng hơn khi được đưa về các phòng thí nghiệm. Trong khi thực hiện các chuyện lặn khảo sát, các nhà khoa học đã chụp lại được nhiều bản khắc đá, ghi hình nhiều địa điểm, phế tích. Đội khảo cổ nói trên các bản khắc đá có những ký tự, hình vẽ tương tự như trong sách Kinh Dịch, có các hình vẽ bộ phận sinh dục ngoài của đàn ông và đàn bà, hình mô tả mặt trăng và mặt trời. Người ta đếm được 30 tòa nhà, các bức tường, các đoạn đường lát đá.
Một con đường lát đá
Một con đường lát đá
Giáo sư khảo cổ học Hoàng Ý Lục của Đại học Tổng hợp Vân Nam nói với các phóng viên: “Cuộc điều tra của chúng tôi nhắm vào các kết quả khảo sát do Đài Truyền hình Trung ương CCTV tổ chức vào các năm 2001 và 2006”. Các cuộc khảo sát này đều dùng tới thiết bị lặn, thực ra đã tạo ra nhiều đồn đoán hơn là cung cấp các bằng chứng chắc chắn về mặt học thuật. Lúc đó đài CCTV thường xuyên gọi khu phế tích ở hồ Phủ Tiên là “Pompeii Trung Quốc” hay “Atlantis Trung Quốc”.
Tuy nhiên, cho đến nay, thứ người ta chắc chắn nhất về phế tích hồ Phủ Tiên là nó ra đời cùng thời và có mối liên hệ nào đó với Điền quốc. Theo giáo sư Hoàng, không có bất cứ ghi nhận lịch sử nào trong sách sử Trung Quốc về một nền văn minh đồ đá tiên tiến có niên đại như các phân tích carbon đã xác định. Mặc dù hồ Phủ Tiên là hồ sâu thứ hai Trung Quốc, các lần lặn khảo sát gần đây mới chỉ xuống tới độ sâu 7m, nên còn rất nhiều điều chờ các nhà khoa học khám phá.
Một số chuyên gia lại tin rằng, kết cấu của đô thị cổ dưới đáy hồ cực kỳ giống với kiểu kiến trúc của Điền quốc, nước có nền văn minh phát triển cao. Sau năm 86 trước CN, Điền quốc biến mất một cách bí ẩn.
Nguyễn Xuân Thủy (Nông Nghiệp)

Có thể bạn quan tâm

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.