Phát hiện tổ tiên loài rùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học đã tìm thấy ở miền Nam Trung Quốc bộ xương một loài bò sát bất thường, cho phép tìm hiểu về loài rùa đầu tiên trên Trái đất, từng sống vào đầu kỷ Jura, tại vùng đất mà nay là châu Á.
Khi nghiên cứu trầm tích giai đoạn đầu kỷ Jura, hình thành ở miền Nam Trung Quốc khoảng 220 triệu năm trước, ông Olivier Rieppel và các đồng nghiệp từ Bảo tàng Fields ở Chicago (Mỹ) đã phát hiện ra xương của một sinh vật cực kỳ bất thường, vừa tương tự như thằn lằn nguyên thủy, vừa giống rùa. Sinh vật này được đặt tên Eorhynchochelys sinensis, hoặc “con rùa có mỏ Trung Quốc”, có đuôi rất dài và mỏng, xương sống của nó vẫn chưa phát triển trong dưới lớp mai.
Gia Bảo (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.