'Bên cạnh rủi ro thông thường,DN Việt còn phải đối mặt rủi ro pháp lý'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là nhận xét của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nêu ra tại tọa đàm 'Phát triển kinh tế Việt Nam – Rào cản và giải pháp' do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức sáng nay (5/10).
 
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM
Theo TS Nguyễn Đình Cung, muốn nhận định về kinh tế tư nhân trước hết phải đánh giá lại vai trò của khu vực kinh tế này.
“Các con số thống kê cho biết khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 9% GDP. Con số này kéo dài từ khi có Luật Doanh nghiệp đến hiện tại. Từ năm 2000, con số này chỉ tăng 1 điểm %. Tôi hoàn toàn nghi ngờ con số này”, ông Cung nói.
Ông Cung cho rằng chúng ta phải đánh giá lại để thay đổi những nhận định chính trị, vì những nhận định đó là các rào cản căn bản đối với phát triển đất nước nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng. Các con số doanh thu, lợi nhuận đều cao, nhưng đóng góp GDP lại thấp.
“Sự đóng góp của GDP của khu vực này đã có sự tăng trưởng, nhưng khu vực này vẫn nhỏ so với nền kinh tế thị trường. Vấn đề là tại sao? Từ năm 1991 đến nay, từ lúc Luật Doanh nghiệp tư nhân thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại kinh tế tư nhân ở Việt Nam, mới xuất hiện 4 tỷ phú. Con số này vẫn rất nhỏ so với thế giới và chưa có doanh nghiệp nào ngấp nghé ở tốp các doanh nghiệp hàng đầu. Lý do có thể tự do kinh doanh nhưng cũng do không có an toàn trong hoạt động kinh doanh.
“Môi trường kinh doanh của chúng ta có nhiều rủi ro về mặt thể chế. Doanh nghiệp Việt, bên cạnh các rủi ro thông thường, phải đối mặt rủi ro pháp lý. Điều này đến từ hệ thống pháp luật không cụ thể, không rõ, không minh bạch, không hiệu lực, không hiệu quả. Với sự áp dụng tùy ý, tùy tiện, với một doanh nhân, họ không thể tính toán được lâu dài. Cách tốt nhất là họ làm nhỏ và không lớn, không chính thức. Càng không chính thức ở Việt Nam, càng rủi ro.
“Mặt khác, với những doanh nghiệp muốn lớn, họ không lớn được. Với một doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt, họ cần nguồn lực để phát triển, nguồn lực đó không thể đến từ vốn gia đình, bạn bè hay vốn của mình. Việt Nam phân bố nguồn lực theo xin – cho, thay vì dựa trên tiêu chí chất lượng ai làm tốt? Có thể lấy thí dụ, giao dịch chuyển nhượng đất đai chủ yếu là hành chính, chưa hẳn là thị trường; thị trường vốn méo mó, thị trường trái suất chưa phải là thị trường huy động và phân bố nguồn lực”, ông Cung phân tích.
Lê Nguyễn (Vietnam Finance)

Có thể bạn quan tâm

Doveco nâng tầm giá trị nông sản Việt

Doveco nâng tầm giá trị nông sản Việt

(GLO)- Trung tâm chế biến rau quả của Doveco Gia Lai có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam tại Gia Lai nằm trong Cụm Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp huyện Mang Yang trên diện tích gần 6 ha. Dự án gồm tổ hợp 3 nhà máy có thiết bị và công nghệ hiện đại do Italia, Đức, Nhật Bản sản xuất.

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp hành trình khẳng định vị thế dẫn đầu

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Hành trình khẳng định vị thế dẫn đầu

(GLO)- Trải qua hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành cà phê Việt Nam, vươn lên trở thành biểu tượng của sự bền vững, chất lượng và uy tín. Những nỗ lực không ngừng đã đưa Vĩnh Hiệp chạm đến những cột mốc ấn tượng trong năm 2024.