Bé 13 tuổi làm thuê phụ bà nuôi em 6 tuổi và 4 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bố đi lấy vợ khác, mẹ đi làm thuê ở xa, tất cả mọi việc trong nhà đều đến tay Kpă H’Phiên, cô bé mới 13 tuổi. Để có tiền nuôi hai em nhỏ (một em 6 tuổi và một em 4 tuổi), hàng ngày H'Phiên phải nhận trông con giúp các gia đình trong làng.
Căn nhà nhỏ xiêu vẹo giữa vườn cà phê ở làng Pan (xã Dun, huyện Chư Sê, Gia Lai) là nơi trú ngụ của 3 chị em H’Phiên (13 tuổi), Kpa H’Nghiên (6 tuổi) và Kpa H’Đi (4 tuổi). Sau khi bố mẹ H’Phiên ly dị, bố đi lấy vợ khác, còn mẹ H’Phiên là chị Kpah Glon (30 tuổi) vào TP.Hồ Chí Minh làm thuê để có tiền gửi về mua gạo cho các con. Nhưng theo bà ngoại của H’Phiên thì mỗi tháng chị Glon cũng chỉ gửi được mấy trăm nghìn về đóng tiền điện, mua ít gạo là hết.
 
Căn nhà nhỏ của 3 chị em H’Phiên
Thiếu tình yêu thương của cha mẹ, 3 đứa trẻ đành nương tựa nhau sống trong căn nhà nhỏ giữa vườn cà phê, xung quanh cỏ mọc tốt um. Bước vào căn nhà của 3 đứa trẻ, chúng tôi không thể tìm thấy một vật gì giá trị ngoài chiếc giường cũ, nơi 3 đứa trẻ này vẫn ôm nhau tâm sự mỗi khi đêm về thiếu vắng mẹ cha.
Khi chúng tôi đến, bữa trưa của 3 đứa trẻ chỉ có một nồi cơm và một nồi canh toàn rau, nhưng các bé vẫn ăn rất ngon lành. Có lẽ đối với chị em H’Phiên, chỉ cần có bữa cơm chan canh như vậy cũng đã là quá đủ. Cũng chính vì những bữa cơm chan canh rau này mà thân hình 3 đứa trẻ càng ngày như nhỏ lại.
 
Tất cả mọi việc đều đến tay cô bé 13 tuổi H'Phiên
“Trước đây, em vẫn thường đi nhặt củi hoặc nhặt phế liệu quanh làng rồi bán lại kiếm tiền mua thức ăn cho các em. Nhưng thời gian gần đây sức khỏe em yếu, nhất là hay đau tức ngực và khó thở nên chỉ ở nhà trông các em thôi. Các cô chú xung quanh cũng thường xuyên nhờ em trông giúp con để đi làm, rồi trả công cho em bằng ít gạo hoặc thức ăn như rau, trứng”, bé H’Phiên nghẹn ngào tâm sự.
 
Bữa trưa của ba chị em là cơm trắng và nồi canh lõng bõng nước với rau. 
Được biết căn nhà hiện tại các em đang ở là phần đất của một người làng cho mượn làm nhà tạm để ở, vì kinh tế của bố mẹ H’Phiên cũng khó khăn.
“Khi hai vợ chồng nó ly dị thì mẹ mấy đứa trẻ xuống TP. Hồ Chí Minh làm thuê, nhưng cũng không có nhiều tiền. Mỗi tháng chỉ gửi về vài trăm ngàn cho 3 chị em mua ít gạo, muối, nước mắm và đóng tiền điện thôi. Hôm nào tôi khỏe đi làm thuê được thì tôi mua thêm cho 3 đứa ít thức ăn, còn không thì chúng nó đi hái những cây rau quanh nhà hoặc xin của người làng. Con bé H’Phiên cũng giữ được trẻ nhỏ cho người làng nên họ cũng cho thêm thức ăn…”, bà Kpă HDeh (bà ngoại 3 đứa trẻ) bộc bạch.
 
Đôi mắt buồn rười rượi của H'Phiên khi tâm sự với chúng tôi. 
Dường như hiểu được vất vả của chị cả, bé H’Di dù mới lên 4 nhưng rất ngoan ngoãn, biết nghe lời. Bé H’Nghiên cũng thường xuyên phụ H’Phiên làm việc nhà, trông H’Di. Cứ như vậy cuộc sống của 3 đứa trẻ dưới căn nhà xiêu vẹo được gói gọn trong 2 chữ tình thương. Một đứa trẻ 13 tuổi vừa làm cha, làm mẹ cho các em của mình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Văn Quá – Chủ tịch xã Dun cho biết, hoàn cảnh của ba chị em H’Phiên thật sự rất khó khăn vì bố đi lấy vợ khác mẹ lại đi làm ăn xa. Ba chị em cũng đành bám víu vào nhau mà sống, hiện gia đình em đang thuộc diện hộ cận nghèo. Hiểu được những khó khăn vất vả của các em, chính quyền xã cũng thường xuyên động viên quan tâm bằng việc huy động nhu yếu phẩm, quần áo từ các nhà hảo tâm cho ba chị em. Vừa qua thì xã cũng đã huy động được chiếc xe đạp cho H’Phiên đến trường học được con chữ để cuộc sống sau này các em sẽ đỡ vất vả hơn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Em H’Phiên, làng Pan (xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. 

Ngày Nay – Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội - Số tài khoản: 21210000524887, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội. Chủ tài khoản: Báo Nông Thôn Ngày Nay (Vui lòng ghi rõ: Ủng hộ em H’Phiên - Gia Lai )

Trần Hiền (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

(GLO)- Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), sáng 20-11, đồng chí Lương Văn Danh- Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai đã đến thăm, chúc mừng tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị tỉnh.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.