Bất ngờ phát hiện nhà máy rượu khổng lồ 1.500 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong cuộc khai quật ở thành phố cổ Yavne, Israel, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một nhà máy sản xuất rượu vang thời Byzantine có niên đại 1.500 năm.
 

 Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một nhà máy sản xuất rượu 1.500 năm tuổi ở Israel. Ảnh: ISRAEL ANTIQUITIES
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một nhà máy sản xuất rượu 1.500 năm tuổi ở Israel. Ảnh: ISRAEL ANTIQUITIES


Phát hiện đáng kinh ngạc đã được công bố vào hôm 11/10 bởi các nhà khảo cổ học ở Cơ quan Cổ vật Israel (IAA). Cơ sở được khai quật ở phía nam Tel Aviv, tại thị trấn trung tâm Yavne, đây từng là một khu liên hợp công nghiệp được trang bị năm máy ép rượu, nhà kho cùng lò nung để sản xuất tàu đất sét. Trong cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện ra hàng nghìn mảnh vỡ của lọ và bình đất sét được gọi là amphorae.

Những phát hiện này đã chứng minh Yavne là một trung tâm sản xuất rượu thịnh vượng trong thời kỳ Byzantine (330 đến 1453 sau Công nguyên) và được biết đến với những sản phẩm chất lượng cao. Theo IAA, thành phố đã sản xuất ra "rượu Gaza và Ashkelon" nổi tiếng quốc tế, thậm chí xuất khẩu sang cả châu Âu và châu Phi.

 

Khu vực khai quật ở thành phố cổ Yavne, phía nam Tel Aviv. Ảnh: ISRAEL ANTIQUITIES
Khu vực khai quật ở thành phố cổ Yavne, phía nam Tel Aviv. Ảnh: ISRAEL ANTIQUITIES


Các chuyên gia Israel ước tính cơ sở này có thể sản xuất tới 520.000 gallon hoặc hai triệu lít rượu mỗi năm. Theo Jon Seligman, một trong những nhà khảo cổ đứng đầu dự án, rượu Gaza là thương hiệu hàng đầu khu vực.  Ông nói: "Đây thực sự là một loại rượu vang trắng nhẹ tuyệt ngon, được chuyển đến rất nhiều quốc gia xung quanh Địa Trung Hải, chẳng hạn như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp,… thậm chí cả nước Ý".  Rượu sẽ được gửi đến các cảng Gaza và Ashkelon, từ đó xuất khẩu sang châu Âu.

Ấn tượng hơn nữa, toàn bộ quá trình từ sản xuất đến đóng gói rượu đều được thực hiện thủ công. Ví dụ, những quả nho đã được lên men sẽ bị nghiền nát bằng chân để chiết xuất nước ép.

Vào thời điểm đó, rượu vang mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tiến sĩ Seligman cho biết: "Vào thời cổ đại, rượu vang vô cùng quan trọng, chúng không chỉ là một sản phẩm xuất khẩu mà còn dùng cho nhiều mục đích khác. Đầu tiên, đây là một thức uống mang lại nguồn dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, vì nước thường bị ô nhiễm nên họ coi rượu là một thức uống an toàn, họ thường sử dụng rượu trong thực đơn mỗi ngày".

Trong số các đồ tạo tác được tìm thấy tại Yavne, các nhà khảo cổ cũng đã khai quật được một số đèn dầu, đồ chơi trẻ em, cũng như các vật dụng từ thời kỳ sau. Thành phố Yavne được cho là được thành lập vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên bởi người Canaan, cộng đồng từng sinh sống tại các vùng đất của Syria, Jordan, Israel và Palestine ngày nay.

https://danviet.vn/bat-ngo-phat-hien-nha-may-ruou-khong-lo-1500-tuoi-2021101310500166.htm

 

Theo Lê Phương (Dân Việt/express.co.uk)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.