Bất ngờ đào được viên kim cương lớn trong công viên ở Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Viên kim cương 9,07 carat được Kevin Kinard bất ngờ đào được trong công viên kim cương ở Mỹ.

 Viên kim cương 9,07 carat được tìm thấy trong công viên Carter of Diamonds, Mỹ. Ảnh: AP
Viên kim cương 9,07 carat được tìm thấy trong công viên Carter of Diamonds, Mỹ. Ảnh: AP


AP đưa tin, anh Kinard đào được viên kim cương tại Công viên Crater of Diamonds, phía tây nam bang Arkansas, vào Ngày Lao động của Mỹ.

Đây là viên kim cương lớn thứ 2 trong lịch sử 48 năm của công viên. Kinard từng nghĩ rằng viên ngọc quý này là một mảnh thủy tinh.

 

 Anh Kinard chụp cùng viên kim cương 9,07 carat. Ảnh: AP
Anh Kinard chụp cùng viên kim cương 9,07 carat. Ảnh: AP


Anh Kinard cho biết, anh thường xuyên đến công viên Crater of Diamonds từ khi còn là một đứa trẻ nhưng chưa bao giờ tình cờ tìm thấy một viên kim cương cho đến ngày 7.9.

"Tôi mất 10 phút để đào đất. Bất cứ thứ gì trông giống như kim cương, tôi đều nhặt lên và cho vào túi của mình", anh Karnald chia sẻ.

Công viên quốc gia Crater of Diamonds là mỏ kim cương duy nhất trên thế giới mở cửa cho công chúng. Chỉ cần bỏ ra khoản phí nhỏ vào cửa, bất cứ ai cũng có thể tự đào, tìm kiếm và mang kim cương về nhà nếu như tìm thấy. Hay nói cách khác, đây là nơi duy nhất cho phép du khách được thử tìm kiếm vận may.

 

https://laodong.vn/the-gioi/bat-ngo-dao-duoc-vien-kim-cuong-lon-trong-cong-vien-o-my-839119.ldo

Theo HỒNG HẠNH  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null