Bảo tồn và phát huy giá trị tượng nhà mồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà mồ là môi trường để tượng gỗ tồn tại với thời gian. Đây là nơi trưng bày tượng gỗ nhiều nhất và thường được đặt vào dịp bỏ mả-lễ hội mang tính cộng đồng lớn nhất của người dân tộc bản địa.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh-chia sẻ: “Có 3 nhóm tượng mồ tương ứng với 3 nhóm chức năng. Nhóm thứ nhất thể hiện sự tái sinh con người chủ yếu là nhóm tượng phồn thực thường được thấy nhiều trong các khu tượng nhà mồ như: mô tả hình tượng đôi nam nữ đang phô bày bộ phận sinh dục hoặc đang giao hợp, phụ nữ mang thai, một số tượng không rõ hình hài con người được gọi là kra (khỉ)… Nhóm thứ hai là loại tượng liên quan đến sự phân chia giai cấp trong xã hội, nêu bật vai trò, vị trí các tù trưởng trong làng, thể hiện sự giàu sang của con người trong một giai đoạn nào đó. Nhóm cuối thường được mô phỏng đến đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán dân làng trong đời thực. Đây là nhóm có sự biến đổi nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay”.
Liên quan đến sự sắp đặt, bố trí vị trí tượng trong tổng thể khu nhà mồ, chúng ta dễ dàng nhận thấy phổ biến nhất là tượng người ôm mặt ngồi khóc, tượng người chống cằm thường được đặt ở 4 góc nhà mồ như luật bất thành văn. Bên cạnh đó, tượng nam, nữ phô bày bộ phận sinh dục được đặt ở ngay cửa ra vào nhà mồ. Tượng phụ nữ mang thai thường đặt ở bên phải phía đầu nhà mồ. Các loại tượng mô phỏng chim thú, đồ vật, tượng sinh hoạt… được đặt bên ngoài nhà mồ.
Không cầu kỳ, chi tiết, không tính toán tỷ lệ cơ thể, nhưng nhìn vào mỗi bức tượng có thể cảm nhận được sự sâu thẳm của chia ly, nuối tiếc, sự đăm chiêu, trầm mặc với thời gian, thể hiện sắc thái, tính thẩm mỹ nghệ thuật cao trong từng tác phẩm. Có thể nói khu nhà mồ của đồng bào các dân tộc thiểu số là nơi thể hiện tài năng điêu khắc tượng gỗ.
Tượng nhà mồ của người Jrai. Ảnh: Đức Thụy
Tượng nhà mồ của người Jrai. Ảnh: Đức Thụy
Nét độc đáo của tượng mồ là dù vẫn có kiểu chung nhưng mỗi vùng đều có đặc trưng riêng tạo nên sự khác biệt trong khu nhà mồ. Để nhận biết sự khác biệt giữa khu nhà mồ của người Bahnar và Jrai, người ta dựa vào kích thước và điêu khắc tượng. Tượng của người Bahnar có kích thước không lớn, cao 40-70 cm và thường được gắn trên một đế gỗ cao. Khu vực có nhà mồ đẹp nhất thường nằm ở vùng Đông Trường Sơn.
Trước kia, tượng mồ của người Jrai thường có kích thước lớn, có những tượng cao tương đương với người thật. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của nhiều yếu tố cùng với lượng gỗ không còn nhiều nên kích thước tượng dần thu nhỏ lại. Khu nhà mồ làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) hiện còn gìn giữ khá nguyên vẹn giá trị tâm linh đặc trưng truyền thống khu nhà mồ của dân tộc Jrai cho đến thời điểm hiện nay. Già làng Rơ Châm Nế (làng Kép) cho biết: “Tượng mồ được trang trí xung quanh khu nhà mồ mang ý nghĩa tiếc thương người chết và sẽ theo bầu bạn, hầu hạ người chết ở thế giới bên kia. Khi nhìn vào khu nhà mồ nào xung quanh trang trí, sắp đặt nhiều tượng gỗ thì chứng tỏ nhà mồ đó đã được làm lễ bỏ mả, còn ngược lại không có tượng là chưa tổ chức lễ”.
Theo PGS-TS. Ngô Văn Doanh, nhà mồ và tượng mồ của người Jrai, Bahnar là tác phẩm nghệ thuật đặc biệt rất hiếm có ở khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, theo TS. Nguyễn Thị Kim Vân, nếu làm những mô hình tượng mồ thu nhỏ sẽ trở thành nguồn thu đáng kể cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên khi du lịch phát triển.
Hiện nay, các yếu tố tâm linh không còn mang đậm như trước và không gian sinh tồn của tượng mồ dần thu hẹp. Nếu không có kế hoạch bảo tồn tượng nhà mồ và truyền dạy nghề tạc tượng thì giá trị di sản quý giá này sẽ dần mất đi. Vì vậy, ngành chuyên môn và các cấp chính quyền cần quan tâm hơn đến việc tổ chức các lớp truyền dạy tạc tượng cho đồng bào các dân tộc bản địa để duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống quý giá này.
VÕ THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null