Bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên không gian số  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 29.11, Bộ VH-TT&DL, Truyền hình Quốc hội VN và TikTok VN ký Biên bản ghi nhớ về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên không gian số.

Ba bên đã nhất trí truyền thông về di sản và các giá trị của di sản trên các kênh số do Truyền hình Quốc hội VN phát triển, tạo lập và phát triển các cộng đồng yêu di sản trên không gian số. Là một trong bảy kênh thiết yếu quốc gia, Truyền hình Quốc hội VN dành sự quan tâm đặc biệt về việc tuyên truyền các giá trị văn hóa của Việt Nam. Ông Lê Quang Minh - Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội VN chia sẻ: “Ngày 23.11 vừa qua, Truyền hình Quốc hội VN phối hợp cùng Bộ VH-TT&DL thực hiện thành công Chương trình "24 giờ di sản", phát sóng liên tục từ 6-24 giờ trong ngày. Chương trình đã tiếp cận hàng triệu khán giả, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc”.
 

Ông Lê Quang Minh - Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội VN tặng hoa các đơn vị bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên không gian số. Ảnh: K.M
Ông Lê Quang Minh - Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội VN tặng hoa các đơn vị bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên không gian số. Ảnh: K.M


Khối lượng di sản và các câu chuyện đi cùng di sản ở VN là khổng lồ. "VN có hơn 3,5 nghìn di tích được xếp hạng trong tổng số gần 4 vạn di tích đã được kiểm kê" - ông Phạm Định Phong, Phó cục trưởng Cục Di sản chia sẻ thông tin tại lễ ký. Ông Phong bày tỏ mong muốn làm sao để giới trẻ khi đến di tích, bảo tàng mà không nhàm chán. Vì vậy, sự tham gia của các đơn vị truyền thông cũng như nền tảng công nghệ truyền thông sẽ góp phần tạo cảm hứng và sự thú vị cho giới trẻ để “xây dựng tình yêu bền chặt của tuổi trẻ với di sản”.

Sau lễ ký, ba bên đã có những thảo luận, kế hoạch phối hợp ba bên trong năm 2023, thống nhất đặt ưu tiên cho việc huy động sức sáng tạo nội dung về di sản của cộng đồng và đẩy mạnh truyền thông về di sản trên nền tảng TikTok.

Theo Khải Mông (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.