Bao giờ cho đến tháng Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

1. Thằng Tí cái mặt sần sật, đôi môi mỏng dính chu lại như mỏ chim. Hai đáy mắt như muốn dính sát vào nhau. Cái nhìn chăm chăm trân trối xuống nền gạch hình trăng vỡ.

Chiếc ipad nằm sóng soài, màn hình rạn từng nét thảm bại. Hắn cũng chẳng buồn đưa tay quệt dãi mũi đang sát xuống mé môi. Cô Ba hắn, người đậm thấp gắt gỏng, đôi mắt ti hí như mắt lươn, chốc chốc lại lườm một phát, rồi lại đánh mắt qua chiếc máy, đoạn bà gằn giọng:

- Nói không nghe tau đuổi đi.

Hắn càng lịt khuôn mặt bé choét ấy xuống tí nữa. Đôi hàng mi ngắn cũn cỡn chẳng thể che được ánh căm ghét. Người gì cứ như cọp, là hắn nghe nội vẫn nói vậy, chứ hắn không thể hình dung cọp hung dữ như nào đâu.

 

 


- Cái chi rần rần á bây?

- Mẹ coi đi, suốt ngày cứ cắm đầu vô máy, tui nói miết không nghe. Đập máy, đập luôn cả người chừ!

Nội không nói gì, lẳng lặng nhặt chiếc máy lên. Những vết nứt chằng chịt trên bề mặt xước xát, giọng bà đủ mình cô nghe:

- Ra ngoài chơi thì bây kêu dang nắng, ở trong nhà bật tivi bây kêu coi thứ chi coi suốt. Cầm điện thoại thì bây đập. Rồi bây biểu hắn làm sao?

Cô Ba nổi đóa, mẹ nói vậy mẹ tự lo cho hắn nghe, đừng kêu đừng gọi chi tui hết. Nói rồi cô Ba dùng dằng quơ lấy chiếc nón ra chợ.

Nội đưa tay vuốt lấy mái tóc xơ cứng vàng hoe, đoạn đưa mắt nhìn lên di ảnh Sửu, con trai bà. Bà đánh tiếng thở sượt, mới đó mà đã mấy năm rồi.

Tí không biết mẹ mình là ai, từ nhỏ đã sống với cô Ba và nội. Ba thì sáng xỉn chiều say. Trong bộ óc khiếm khuyết của hắn, chưa từng có hình bóng mẹ. Nếu có chăng, ấy là những lời đay nghiến thốt ra từ miệng cô Ba, kiểu như kêu con gái mẹ mi về nuôi, hay đòi con gái mẹ mi ấy, hoặc đừng có giống cái thói con gái mẹ mi!

Mà hắn có nghĩ được gì nhiều. Hắn sống được đã là kỳ tích trong cuộc đời này rồi. Đận mẹ mới sinh hắn ra, người ta hoảng kinh khi thấy một thai nhi biến dạng với khuôn mặt nửa khỉ, đôi bàn tay bé tí nhám sần, hai hốc mắt lồi ra. Cân nặng tầm hơn một ký. Hắn thậm chí còn không có cả hậu môn, tiên lượng sống được không mấy ngày. Thai nhiễm độc thuốc trừ sâu và thuốc cỏ quá nặng. Vị bác sĩ già càu nhàu, sao người nhà không đưa đi siêu âm sớm để biết mà liệu tính. Sinh nó ra như này có tội nó không.

2. Nhài dúi mặt vào đám cỏ hàn the, cô đang tìm con cá rô lách mình cố lẩn trong đám bùn non. Có tiếng bước chân sột soạt qua. Nhài ngước ánh mắt qua vành nón mỏng, khẽ nhoẻn cười khi thấy bóng dáng Sửu. Cái bóng đứng hồi lâu không nhúc nhích. Tiếng ai đó nheo nhéo. Định cho hoa nhài cắm bãi phân trâu hay sao mà đứng đực ra đấy anh Sửu ơi! Tiếng bước chân rời đi sau một hồi dậm dật. Hai con cá lóc bị xỏ mang qua túm cỏ đuôi chồn nằm trợn mắt được đặt ngay bình nước chè khô.

Nhài đưa mắt nhìn, cái dáng lấc cấc ấy bước qua mấy chỗ ruộng sình khó nhọc, thi thoảng ngoái đầu nhìn lại. Nhài không xinh, tuổi sắp ngoài đôi mươi nhưng chưa có đám nào để mắt. Chẳng biết vì vô duyên hay do cái lý lịch lằng nhằng mà chẳng thấy gã trai nào ư hử. Ngoài bà mẹ mang chứng động kinh đã qua đời, Nhài chẳng còn ai thân thiết. Được hàng xóm cưu mang, rồi Nhài cũng ra thiếu nữ, cũng đến tuổi cập kê. Nhưng chồng đâu chả thấy, chỉ thấy một nỗi buồn mênh mông mỗi chiều hoàng hôn nhuộm tím núi, hay mỗi tối tiếng vạc thao thiết nơi cánh đồng xa. Bạn bè trang lứa dần lập gia đình sinh con đẻ cái. Nhài nhìn bọn trẻ nhà người ta mà khao khát. Nhưng con người ta, đến một lúc làm bạn với nỗi cô đơn rồi thì đâu còn biết niềm vui nó có sắc vóc ra làm sao. Nhài ì ạch đi qua mùa xuân đời mình. Mỗi khi lặng nhìn di ảnh mẹ hẩm hiu nơi góc nhà, Nhài cất giấc mơ phố thị.

Sửu xuất hiện như một cơn gió ào thoáng qua chiếc sân vắng lặng, thốc đám lá khô rồi mất biệt sau những màn mưa.

3. Nhà Sửu ai cũng học hành đến nơi đến chốn, riêng hắn chữ không quen mặt, học trước quên sau. Tuy con một cha một mẹ nhưng trông hắn chẳng khác đứa ở. Sáng dắt trâu, chiều vác cày, đến tối mới được lông nhông các xóm.

Một ngày, hắn nổi loạn. Hắn gân cổ lên đốp chát với anh cả và bị cha vác gậy rượt. Đứa có học nói gì cũng đúng, nói ai cũng nghe. Lời hắn như gió bay ngang cửa. Hắn tức. Hắn tủi. Hắn ấm ức khi bị phân biệt đối xử.

Hắn chạy ra sau hè, chai thuốc sâu nằm kín trong hốc, hắn lôi ra mở nắp rồi nhắm mắt tu ực một cái. Đắng quá, nồng quá. Cảm giác nôn ói nhưng hắn cố nuốt, nghe cồn cào ruột gan và bỏng rát nơi cuống họng. Mắt hắn hoa lên, hai đồng tử giãn ra, miệng sùi bọt. Hắn nằm gục xuống.

Hắn được phát hiện khi người đã tím tái. Bác sĩ phải đặt ống nội khí quản để kiểm soát đường thở. Trận súc ruột lịch sử tốn của ba mẹ hắn không ít tiền của và tổn thất tinh thần cũng như mang tai tiếng. Người ta đồn thổi về một đứa con khác nòi khiến hắn càng thêm mặc cảm.

Hắn lại tìm đến Nhài, hai trái tim cô đơn gặp nhau, hai mảnh đời khao khát yêu thương muốn vỗ về nhau. Hắn tuyên bố cưới vợ.

Không ai trong gia đình ủng hộ chuyện tình của hắn. Bà chị gái bĩu đôi môi dài thườn thượt, bảo con gái xứ này chết hết rồi à! Hắn chẳng buồn mặc cả. Vẻ mặt lầm lì của hắn khiến mẹ chạnh lòng. Bà nhỏ to với chồng và được ông đồng ý. Hôn sự diễn ra không lâu sau đó. Thì cũng chẳng gì ghê gớm, đôi mâm quả và một chỉ vàng cho dâu. Nhà gái lèo tèo vài người hàng xóm đại diện. Nhài hôm ấy lần đầu được khoác lên mình chiếc áo dài đỏ, tóc thả phủ vai và môi thắm màu son.

Vì thương di ảnh mẹ và ngôi nhà tội nghiệp, Nhài thường băng đồng lúc nửa trưa hoặc tối muộn. Nhiều hôm về đến nhà chồng cơm canh đã tươm tất, bà chị chồng xỉa xói, bên nhà tôi không có cái thói làm dâu vậy. Nhài lầm lũi như con sen, nhiều hôm trời nhọ mặt người còn thấy cô cong lưng dưới đồng.

Chồng Nhài theo người ta vào tận Tây Nguyên xa xôi hái cà phê, bảo bao giờ tới mùa gặt mới về. Nhài lầm lũi như chiếc bóng trong ngôi nhà vắng yêu thương. Nhiều lúc mệt mỏi không biết tỏ cùng ai. Khuôn mặt chẳng có lấy một nụ cười ấy như cái gai trong mắt chị chồng. Bà gắt gỏng, ai ăn hết của nhà mấy người hay sao mà mặt mấy người cứ sưng vù lên thế! Thiệt cất đầu không nổi cũng phải.

Những đám ruộng cỏ không sợ thuốc cứ bươn mà lên. Nhài hì hụi luôn sớm luôn tối. Hôm Nhài nghe mệt rồi xỉu luôn dưới ruộng mọi người mới biết Nhài đang mang thai, đứa bé được hơn mười tuần tuổi. Nhài cứ đau lặt vặt trong suốt thai kỳ. Vị bác sĩ già sững người hồi lâu trước hình ảnh siêu âm của thai nhi. Ca sinh diễn ra không mấy suôn sẻ. Mấy hôm sau Nhài mới được gặp con. Cái hình hài bé choắt ấy được gắn với biết bao máy móc dây nhợ lằng nhằng. Nhài chết lịm. Không, không thể nào, không thể nào! Nhài rú lên kinh hãi rồi đổ ụp xuống nền gạch lạnh lẽo. Ấy là những ngày tháng Ba u ám, hình như trời đang làm dông và rền rã chuẩn bị những trận mưa.

Không ai nói với Tí vì sao mẹ bỏ đi. Một người đàn bà bình thường sẽ không bao giờ bỏ con mình dù có dị thai hay thế nào đi nữa. Hình như nội biết nhưng bà không nói. Sửu về, quáng quàng tìm mẹ lại cho Tí trong vô vọng. Không liên lạc, không dấu vết. Không ai biết mẹ Tí đi đâu. Nội xúi ba Tí tìm vợ sau đó không lâu nhưng ba Tí không đồng ý. Sửu lại sa vào những cơn rượu chè be bét quên đời, quên cả đứa con tội nghiệp. Rồi ba Tí qua đời trong một tai nạn không giống ai, để lại trong lòng người thân những niềm ray rứt.

4. Dạo này sức khỏe nội yếu hẳn đi. Nội hay nhắc về mẹ. Mà Tí nhanh quên lắm, chiếc não bé tí không nhớ được nhiều đâu. Chợt một hôm Tí khoe mơ thấy mẹ, mơ như nào kể nội nghe coi. Cô Ba lườm mắt, quý lắm chắc, ờ con gái mẹ mi về mang đi, cho sung sướng. Ở với tôi khổ quá mà!

Nội dắt Tí ra sau hè, chiếc võng được mắc dưới tán cây sưa gần cả trăm năm tuổi. Tí ngửa mặt hứng lấy những cánh hoa vàng rơi theo chiều gió. Nội bảo với Tí mẹ sẽ về. Mẹ sẽ đưa Tí đến một nơi rất xa. Nơi ấy bình yên với cánh đồng vàng thơm mùi lúa chín. Nội bảo chẳng biết trời thương ai, trời giận ai mà mây tím ùn ùn dông gió, để những cành khô nứt vỏ đâm chồi. Tí có biết đâu khi nào sưa nở, những vụn vàng lất phất bay trong gió có nói hộ lòng ai. Tí nằm ngửa mặt đón lấy từng cơn gió đưa mùi hoa thoang thoảng. Đôi tay nội đưa võng trong vô thức, cứ tháng Ba là sưa lại nở thôi. Bao giờ cho đến tháng Ba? Cái giọng ngây ngô đứt quãng ấy cứ như vết dao cứa vào lòng nội. Ừ biết bao giờ nội tìm được mẹ lại cho Tí để nói lời tạ lỗi thì lúc ấy hẳn là tháng Ba. Đôi mắt nội thẳm sâu hun hút sau màn mưa hoa vàng rộm cả góc vườn.

 

Theo HỒ LOAN (QNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.