Một thời radio...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thập niên 50-60 của thế kỷ trước, mọi người đều thưởng thức các chương trình ca nhạc, thời sự... chủ yếu qua sóng phát thanh. Mà muốn thu được các làn sóng phát thanh phải có chiếc radio.
Thời đó, nhà nào có chiếc radio là thuộc hạng sang nhất làng, 1 chiếc radio bán dẫn 3 bank hiệu National Panasonic của Nhật có khi phải đổi bằng 1 con bò đực to. Nhà tôi khi ấy phải dành 2 mùa đậu phộng tháng ba mới mua nổi 1 chiếc National có bao da.
Cứ tầm 11 giờ trưa có chương trình cải lương của Đài Phát thanh Sài Gòn phát ra là lũ trẻ chúng tôi canh chừng ngồi bu xung quanh bàn để nghe, có lúc sóng ngút mất âm thanh chỉ còn nghe tiếng sôi sè sè. Những lúc như vậy, ba tôi thường kéo cần ăng ten lên và cột vào một sợi dây điện nối với một cây tre dựng cao ở góc nhà, trên ngọn cây tre là một chiếc vòng tròn đan bằng dây thép kết lại hình mạng nhện. Sóng bắt đầu trở lại âm thanh nghe tiếng được tiếng mất, ấy vậy mà cũng cứ thấy vui, thấy thích.
Trong xóm có bà cụ tuổi 90, nghe nói có tiếng người trong cái hộp nhỏ, vậy là tối đến háo hức tay xách đèn chai, tay chống gậy đến ngồi nghe rồi cúi xuống gầm bàn đảo mắt tìm, lấy gậy quơ liên tục. Mọi người hỏi bà làm gì? Bà bảo: “Cái thằng đang hát, nó trốn ở đâu, tài thiệt!”.
Nhớ nhất là mỗi buổi chiều thứ bảy, khoảng 17 giờ có chương trình truyền trực tiếp sân khấu cải lương của Đài Phát thanh Sài Gòn. Chiếc radio được để giữa sân gạch, cả xóm rủ nhau tới nghe cải lương. Tiếng thu thanh của sân khấu phát ra ồn ồn tiếng người, tiếng hát lẫn lộn, có đoạn đang cao trào xuống câu vọng cổ ngọt lịm bỗng dưng có tiếng trẻ em khóc rồi tiếng đàn nhị, vĩ cầm eo éo. Câu hát mất, lời ca lào xào, ngun ngút, vậy mà mọi người vẫn im lặng, nín thở ngồi nghe và thưởng thức trong tưởng tượng.
Chiếc đài của ba tôi được sử dụng 3 viên pin trung làm nguồn, loại pin tương đối hiếm thời bấy giờ. Những lúc hết pin, ba tôi thường lấy đinh đục vào hông viên pin, thủng vào lớp than nhét hạt muối vào rồi lấy ni lông bọc thân viên pin khỏi chảy nước, xong mới lắp vào máy. Những khi như vậy chỉ để dành nghe chương trình cần thiết khoảng vài tiếng đồng hồ là hết.
Còn một cách chế khác là dùng chiếc đĩa sành, đổ nước muối vào, viên pin được bóc hết vỏ giấy bên ngoài, đục thủng đáy viên pin và đặt đứng ngập 1/3 viên pin trong nước muối, dùng dây điện kết nối các cực âm dương liên kết những viên pin với nhau và nối vào đầu nguồn vào của máy. Pin cũng đủ dùng vài tiếng đồng hồ, để vài ngày sau pin hồi lại có thể sử dụng tiếp.
Một hôm, ba tôi đi làm xa không mang pin về kịp để mở đài nghe sân khấu truyền thanh. Anh trai tôi không biết học ở đâu đã bảo chúng tôi lật ngửa chiếc xe đạp có bình điện gắn sẵn lên, nối dây điện từ bình điện đến radio. Lũ chúng tôi phân công ngồi cầm bàn đạp… quay, quay với tốc độ vừa phải mà anh tôi đã hướng dẫn. Có lúc mỏi tay, thay ca, chiếc đài đang hát ngon lành lại tịt, vòng quay khởi lại, chiếc đài tiếp tục phát ra tiếng hát lời ca làm rộn một khoảnh sân.
Nhà dượng tôi khi ấy ở cạnh rìa ấp chiến lược, không biết ông mua hay tìm đâu ra một chiếc đài 1 bank để nghe tin tức. Những đêm radio không có cải lương, tôi thường sang nhà ông để chơi, thấy ông có chiếc tai nghe 1 bên, ông nằm trên võng tòng teng để chiếc đài trên bụng, vừa nghe ông vừa gật đầu và có khi ông lại cười, miệng lẩm bẩm “Được đấy!”. Tôi không biết ông đã nghe những gì trong đó mà vui thế. Nhân lúc ông cởi chiếc tai nghe để trên đài rồi đi ra vườn, tôi tò mò đưa vào tai nghe thử. Âm thanh phát rất mạnh, trong vắt. Cuối câu là “Đây là tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội…”. Một thời gian sau, cảnh sát đến bắt ông đi vì chính quyền ngụy cấm nghe đài phía ta. Mãi tới ngày giải phóng, ông dượng mới được về nhà.
Ngày nay, phương tiện nghe nhìn đã phổ cập rộng rãi. Cầm trên tay chiếc Smartphone chỉ cần mấy thao tác cài đặt chúng ta đã có thể tiếp sóng hàng loạt đài trong và ngoài nước. Giờ nhớ lại chiếc radio sôi rè rè, rẹt rẹt, những âm thanh quen thuộc một thời đọng bao kỷ niệm, chợt thấy vui vui.
AN SINH

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...