Mẹ tôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm nay, mẹ tôi tròn 70 tuổi, sống vui vầy cùng con cháu nơi quê nhà còn nhiều gian khó. Tôi theo chồng lên Gia Lai, xa mẹ, lúc nào cũng canh cánh nỗi nhớ thương. Mẹ đã vì chị em chúng tôi vất vả bao năm.  
Nghĩ về mẹ, tôi lại bồi hồi nhớ cảnh gia đình sum vầy, đầy đủ, đầm ấm thuở nào. Cha mẹ tôi sống hiền lành, chất phác; ai cũng bảo hai người có tướng phu thê vì có nhiều nét ngoại hình rất giống nhau, đặc biệt là nụ cười hiền. Ngày ấy, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng chị em tôi không có cảm giác thiếu thốn bởi luôn có sự bảo bọc, chở che, chăm chút của cha mẹ. Cảnh gia đình đầm ấm, yên vui, đầy ắp tiếng cười là hành trang tuổi thơ mà chị em tôi đã có được. 
Thế nhưng, khi tôi học năm nhất đại học, cha mắc bệnh hiểm nghèo. Mẹ luôn bên cạnh cha, chăm sóc tận tình chu đáo. Còn nước còn tát, gia đình chạy chữa đủ thầy đủ thuốc, nhưng cũng đành bất lực. Cha bỏ mẹ con chúng tôi ra đi khi tôi học năm thứ hai và em út của tôi mới tròn 8 tuổi. Nỗi đau mất đi người thân thấu tận tâm can không có gì diễn tả được.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Khi còn sống, chuyện lớn trong gia đình cha là người chịu trách nhiệm và gánh vác. Khi cha mất đi thì mẹ trở thành chỗ dựa tinh thần cho chúng tôi. Nhiều người yêu thương và rất lo lắng cho gia đình tôi. Có người còn băn khoăn không biết cha tôi mất, mẹ có lo được cho 4 chị em chúng tôi nên người không? Bởi mẹ chưa quen lo việc lớn và là người phụ nữ chân yếu, tay mềm. 
Nhưng rồi, mọi việc cũng nguôi ngoai. Mẹ phải đóng hai vai trong gia đình, vừa làm cha, vừa làm mẹ. Nhiều người khuyên mẹ nên đi bước nữa để mẹ con có chỗ dựa. Nhưng mẹ chỉ mỉm cười không nói. Cũng có không ít người đàn ông khác yêu thương mẹ, mong muốn cùng mẹ con tôi trở thành một gia đình. Nhưng mẹ vẫn ở vậy, gánh vác, lo toan mọi việc gia đình, không để chúng tôi phải thiếu thốn, luôn động viên các con hãy cố gắng học tập, vươn lên. Không những vậy, mẹ còn là người luôn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương. Chị em tôi trưởng thành như hôm nay, công lao của mẹ không thể nào kể xiết. Bao cay đắng ngọt bùi mẹ từng nếm trải, cả những nỗi niềm không thể giãi bày.  
Mỗi lần nhớ mẹ, mắt tôi lại cay sè. Trong hành trang đời mình, chị em tôi luôn có sự song hành của mẹ. Chỉ mong mẹ luôn mạnh khỏe, để ngày mỗi ngày, chúng tôi gọi điện về cùng lời yêu thương không khi nào cũ: “Chúng con yêu mẹ vô cùng!”. 
HƯƠNG SEN

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...