Báo động đỏ dịch sốt xuất huyết tại TP. Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 19-5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TPHCM tổ chức họp báo định kỳ thông tin về tình dịch bệnh và các vấn đề dư luận quan tâm dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, kiêm nhiệm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.
Thông tin tại buổi họp báo về việc TPHCM dự kiến tăng mức học phí năm học 2022-2023, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM Hồ Tấn Minh cho biết, trước đây học phí được thu theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ nhưng Nghị định này đã hết hiệu lực năm 2020. Ngày 27-8-2021, Chính phủ ban hành Nghị định 81 và bắt đầu thực hiện từ năm học 2021-2022.
Nghị định 81 có hiệu lực từ tháng 10-2021. Tháng 11-2021, theo chỉ đạo của Văn phòng UBND TPHCM về triển khai các văn bản, Sở GD-ĐT TPHCM có dự kiến soạn văn bản bắt đầu áp dụng cho năm học 2021-2022. Tuy nhiên thời điểm đó, dịch còn diễn biến phức tạp và còn nhiều vấn đề khác, sở đã tham mưu giữ nguyên học phí cũ và hỗ trợ học phí cho học sinh.
“Nhưng Nghị định 81 ban hành và đã có hiệu lực, đến thời điểm này chắc chắn chúng ta phải làm vì không sẽ không có cơ sở pháp lý liên quan đến học phí và việc cấp nguồn học phí cho học sinh tiểu học, THCS mà Sở xin miễn, giảm”, ông Hồ Tấn Minh nói.
Cũng theo Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM, việc điều chỉnh học phí trong Tờ trình của Sở GD-ĐT TPHCM theo Nghị định 81 để trình UBND TPHCM ở mức thấp nhất theo Nghị định này. Căn cứ định mức này, HĐND TPHCM sẽ quyết mức hỗ trợ học phí cho học sinh bậc THCS.
Về bệnh sốt xuất huyết đang có diễn biến tăng mạnh trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), cho hay, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố rất đáng báo động. Tính đến trưa 19-5, có tổng cộng 8.248 ca mắc sốt xuất huyết, so với cùng kỳ tăng 33,3%. Đáng chú ý nhất là số ca nặng lên đến 175 trường hợp, tăng 500% so với cùng kỳ. Số ca tử vong là 6 người (tăng 300%).
Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, sốt xuất huyết không lây truyền trực tiếp từ người qua người mà thông qua muỗi vằn, bệnh này không có thuốc đặc trị hay thuốc phòng ngừa. Để bảo vệ bản thân cùng gia đình khi đang vào mùa mưa, HCDC lưu ý người dân không nên để nước ứ đọng tạo điều kiện cho lăng quăng sinh sôi phát triển. Khi phát hiện người lớn hay trẻ nhỏ sốt, mệt mỏi, đau cơ không rõ nguyên nhân, trên da có các nốt xuất huyết thì nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế khám điều trị.
Theo QUANG HUY (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.