Bài toán khó Olympic

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhân chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach đến Nhật Bản hồi cuối năm 2020 để bàn về khả năng tổ chức Olympic 2020 và Paralympic 2020 trong năm 2021, 60% khán giả Đài truyền hình Asahi đã nêu ý kiến, mong muốn sự kiện này hủy hoặc tạm hoãn lần nữa. Cuộc thăm dò sau đó của hãng tin Kyodo News thậm chí còn có kết quả lên đến 80%.
Bất chấp việc xuất hiện của vaccine Covid-19, trạng thái mệt mỏi và di chứng của một thời gian quá dài chờ đợi những triển vọng tươi sáng khiến người dân Nhật Bản không còn hào hứng với Olympic 2020. Việc dời sang giữa năm 2021 đã gây ra vô số thiệt hại, rồi nhiều khả năng Nhật Bản sẽ không đón du khách trong thời điểm diễn ra sự kiện, càng ảnh hưởng đến niềm tin của những người từng ủng hộ thế vận hội.
Ở một góc độ nào đó, việc tổ chức Olympic là nỗ lực để “xoay chuyển tình thế” của Nhật Bản. Đất nước “Mặt trời mọc” cần một sự cổ vũ đặc biệt, những chi phí đã bỏ ra cho quá trình chuẩn bị lên đến 15 tỷ USD cũng cần được “nghiệm thu”, nhưng vấn đề là việc cố gắng tổ chức ấy dường như chỉ mang các giá trị khu biệt so với những rắc rối xảy đến. Bởi, một khi Nhật Bản giữ nguyên ý định tổ chức Olympic, thì những quốc gia thành viên của IOC vẫn phải ở trong trạng thái “sẵn sàng”. Nhưng do các hoàn cảnh khác nhau, tùy mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên từng quốc gia mà có nơi đã có sự chuẩn bị, trong khi nhiều nơi vẫn đang đóng băng mọi hoạt động tập luyện. Rất nhiều quốc gia, đặc biệt là nơi có nền thể thao chưa mạnh, vẫn đang chờ các vòng loại thi đấu để tìm các suất chính thức dự Olympic. Cơ hội của họ không lớn, nhưng về khía cạnh tinh thần thể thao, họ không thể buông xuôi. Mọi thứ sẽ đơn giản hơn nhiều nếu Olympic không diễn ra, hoặc dời đến một thời hạn bảo đảm Covid-19 đã được kiểm soát hoàn toàn.
Với Việt Nam, nhờ kiểm soát tốt Covid-19 nên các giải thi đấu nội địa vẫn diễn ra để tuyển chọn lực lượng. Nhưng để có một suất dự Olympic, các VĐV cần được thi đấu quốc tế, thế nhưng đây là một điều gần như không thể trong bối cảnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Từ đó dẫn đến tình trạng thi đấu thì cứ thi đấu nhưng khả năng giành suất dự Olympic thì không thể nắm chắc. Các nhà hoạch định chiến lược ở Tổng cục TDTT cũng đang bối rối, nên tập trung cho mục tiêu Olympic hay chọn điểm rơi ở SEA Games 2021 vào thời điểm cuối năm - khi đó Việt Nam là nước chủ nhà. Giả sử Olympic bị hủy, cũng sẽ tác động dây chuyền đến thành công của SEA Games, nhất là trong bối cảnh các đoàn thể thao mạnh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia chưa chắc tập trung VĐV. 
Cuối cùng, bất kỳ quyết định nào về Olympic 2020 cũng sẽ bị soi xét dưới nhiều góc độ. Nếu cố gắng tổ chức mà không có hiệu quả, thì sẽ bị xem là lãng phí; còn nếu hủy bỏ, lại càng bị xem là lãng phí lớn hơn. Nếu Nhật Bản kiểm soát tốt dịch bệnh và tổ chức thành công Olympic, thì đây sẽ là biểu tượng chiến thắng, là nguồn cảm hứng lớn cho SEA Games 31. Với những người làm thể thao Việt Nam, quan sát và đúc rút những bài học từ Olympic sẽ là nhiệm vụ quan trọng. Trong trường hợp xấu nhất - Olympic bị hủy hoặc tiếp tục tạm hoãn, chúng ta phải có giải pháp phù hợp cho những hệ lụy sau đó.
YẾN PHƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.