Bài cuối: Khu kinh tế sầm uất nơi “Ngã ba Đông Dương”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau gần 15 năm đi vào hoạt động, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã dần hoàn thiện với các công trình làm việc hiện đại, khu mua sắm miễn thuế và còn nhiều dự án khác đang tiếp tục được phê duyệt đầu tư với quy mô lớn. Trong tương lai gần, Bờ Y sẽ sớm trở thành một khu kinh tế sầm uất nơi ngã ba Đông Dương là điều kiện thuận lợi nối liền giao thương giữa các nước Lào, Campuchia và các tỉnh đông Bắc Thái Lan với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên của Việt Nam.

Người dân làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu Bờ Y. Ảnh: Nguyễn Giác
Người dân làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu Bờ Y. Ảnh: Nguyễn Giác

Từ TP. Pleiku, vượt qua quãng đường 120 km, chúng tôi đặt chân đến khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y nơi nhiều người biết và gọi với cái tên thân thuộc vùng đất “một tiếng gà gáy cả 3 nước cùng nghe”. Theo những người biết rõ về vùng đất này, trước kia quốc lộ 18B nối thị trấn Plei Kần đến xã Bờ Y chỉ là con đường nhỏ, gập ghềnh đầy đá và đất, nếu có ai tìm đến Kon Tum vào những năm 90 của thế kỷ trước đều phải dừng bước trước ngõ cụt cuối cùng của tỉnh là huyện Ngọc Hồi. Để vực dậy vùng đất khó vốn đầy tìm năng này, tháng 1-1999 Chính phủ phê chuẩn cho tỉnh mở con đường mới với tên quốc lộ 40 khai thông sang nước bạn Lào song song với đó là triển khai dự án Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y. Đến nay, sau nhiều năm được Chính Phủ quan tâm đầu tư, xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã hình thành với trạm kiểm soát liên hợp đi vào hoạt động, lượng hàng hóa giao thương qua đây mỗi năm một tăng.
 

Một góc huyện Ngọc Hồi-Kon Tum. Ảnh: Nguyễn Giác
Một góc huyện Ngọc Hồi-Kon Tum. Ảnh: Nguyễn Giác

Ông Nguyễn Ích Chắm-Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan cửa khẩu Bờ Y cho biết: Những năm gần đây, dòng hàng hóa chảy qua đây ngày một tăng với đa dạng các loại, riêng trong năm 2012 có 196 doanh nghiệp hoạt động giao thương xuất nhập khẩu, Chi cục đã lập trên 2.100 bộ tờ khai, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 120 triệu USD, các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là cà phê, cao su, sắt thép, máy móc thiết bị… Đã làm thủ tục cho trên 28 ngàn lượt phương tiện vận tải và có gần 400 ngàn lượt hành khách đã xuất nhập cảnh trong năm qua.

Cũng theo lãnh đạo Chi Cục Hải quan cửa khẩu Bờ Y, dù gặp rất nhiều khó khăn về tài chính nhưng các doanh nghiệp đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa qua khu vực cửa khẩu vẫn tăng đều theo các năm. Tuy nhiên, trong năm 2013 này sẽ có nhiều chuyển biến, lượng hàng hóa sẽ thông thương nhiều hơn do điều kiện giao thông thuận lợi, quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu được điều chỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư; bên cạnh là các dự án của phía doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào bắt đầu cho thu hoạch và tỉnh Kon Tum đã tiếp tục thành lập cửa khẩu phụ Đak Kôi sang Campuchia.
 

Khu dân cư làng Iec, xã Bờ Y- Kon Tum. Ảnh: Nguyễn Giác
Khu dân cư làng Iec, xã Bờ Y- Kon Tum. Ảnh: Nguyễn Giác

Nhằm tiếp tục định hướng và tạo đà cho một địa phương vốn giàu tiềm năng như Kon Tum, trong năm 2011, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 581/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, trong đó mục tiêu cụ thể về thương mại dịch vụ đẩy mạnh hoạt động thương mại, củng cố hệ thống chợ, siêu thị và các trung tâm thương mại TP. Kon Tum, các huyện Đak Tô, Ngọc Hồi; phát triển các chợ biên giới các huyện Đak Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy; chợ cửa khẩu Khu kinh tế Cửa khẩu Bờ Y. Tập trung Phát triển các vùng kinh tế động lực, trong đó vùng Tây Bắc: Phát triển khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y gắn với nâng cấp xây dựng thị trấn Plei Kần thành trung tâm liên kết kinh tế của Tam giác phát triển ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Mở rộng Liên kết hợp tác phát triển, tập trung hợp tác với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia để phát triển kinh tế trên tuyến cửa khẩu nối liền Campuchia với cửa khẩu quốc tế Bờ Y; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, nông nghiệp, thủy điện tại vùng liên kết Tam giác phát triển ba nước; phối hợp các tỉnh Attapeu; Se Kong (Lào) và tỉnh Rattanakiri (Campuchia) để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh ở khu vực biên giới; tăng cường hợp tác trao đổi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
 

Nông dân sản xuất mì tại xã Bờ Y, Kon Tum. Ảnh: Nguyễn Giác
Nông dân sản xuất mì tại xã Bờ Y, Kon Tum. Ảnh: Nguyễn Giác

Theo tổng hợp mới nhất của tỉnh, tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã có thêm các dự án vừa được giới thiệu và các doanh nghiệp bắt đầu triển khai mới như khu vui chơi giải trí, cửa hàng xăng dầu của công ty cổ phần Dương Minh Châu; khu văn phòng làm việc, xưởng sản xuất đồ thủ công, nhà máy chế biến mủ cao su cùng một số công trình nhà hàng khách sạn đang được triển khai. Với tiềm năng và lợi thế được Chính phủ quan tâm và việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từ phía tỉnh Kon Tum như hiện nay, thì hẳn trong một thời gian ngắn nơi ngã ba Đông Dương sẽ có thêm rất nhiều động lực phát triển và trở thành một khu đô thị mới thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế.

Nguyễn Giác

Bờ Y là xã nằm ở phía tây huyện Ngọc Hồi, cách thành phố Kon Tum 69 km, có đường biên giới 16km giáp hai nước bạn Lào và Campuchia, có Cửa khẩu quốc tế; tổng diện tích tự nhiên 9.936,98 ha, có 8 thôn, dân số 2.016 người, với 17 dân tộc anh em (cùng với đồng bào Kdong, Brâu, Hlăng, Hre, Sê Đăng, Kinh…).

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.