Bài cuối: Có một "Điện Biên Phủ" ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tin thất thủ ở Tây Nguyên bay về, những hy vọng cuối cùng bị dập tắt, Pháp mới chịu nhượng bộ theo yêu cầu của ta và đặt bút ký Hiệp định Giơnever chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương. Gần hai tháng sau ngày Điện Biên Phủ toàn thắng, quân và dân Gia Lai đã làm nên một “Điện Biên Phủ” ở Liên khu V: Chiến thắng Đak Pơ, ngày 24-6-1954.


Trận đánh huyền thoại


Nếu như ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Pháp tự hào sở hữu đội quân Lê dương thiện chiến và tinh nhuệ bậc nhất thì tại An Khê, cửa ngõ phía Đông Gia Lai, nơi án ngữ tuyến đường huyết mạch nối liền các tỉnh duyên hải miền Trung: Bình Định, Phú Yên… với cao nguyên Pleiku-địch cũng gửi gắm niềm tin vào tài thiện chiến của đội quân GM 100 (Binh đoàn cơ động 100), đội quân từng kinh qua trận mạc với những thành tích vang dội ở khắp chiến trường Triều Tiên. Tuy nhiên, sau thảm bại tại Điện Biên Phủ, quân Pháp tại Tây Nguyên lo ngại “hội chứng dây chuyền”, bắt đầu co cụm lực lượng về trung tâm Pleiku.

Ông Trần Tự-nguyên là cán bộ tham mưu tác chiến Tiểu đoàn 40-Trung đoàn 96 Anh hùng. Ảnh: Minh Triều
Ông Nguyễn Tự-nguyên là cán bộ tham mưu tác chiến Tiểu đoàn 40-Trung đoàn 96 Anh hùng. Ảnh: Minh Triều

Ông Nguyễn Tự (TP. Quy Nhơn-Bình Định)-nguyên cán bộ tham mưu tác chiến của Tiểu đoàn 40-Trung đoàn 96 Anh hùng, kể lại: “Phát hiện kế hoạch di chuyển của địch từ An Khê về Pleiku, Trung đoàn 96 (khi ấy mới thành lập được 55 ngày) được giao nhiệm vụ chặn đánh tiêu diệt địch ngay trên đường hành quân, do Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu trực tiếp chỉ huy phối hợp với Trung đội du kích của Anh hùng Núp”.

Đó là một trận đánh không cân sức. Quân địch khi ấy ước có khoảng 3.900 tên, vũ khí trang bị hiện đại, dồi dào, chưa nói đến đại đa số đã kinh qua trận mạc, rất có kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường Đông Dương. Trung đoàn 96 của ta tuổi đời non trẻ, kinh nghiệm trận mạc ít, lại phải chấp nhận đối chọi với tỷ lệ quá chênh lệch: 1-5, đó là một thử thách vô cùng lớn-ông Tự kể lại.

…Đúng 12 giờ 30 phút, quân ta được lệnh xuất kích. Khi chiếc xe công binh đầu tiên của địch chạm huyết chiến điểm, Trung đội ĐKZ thuộc Tiểu đoàn 40 lập tức khai hỏa, bắn hạ mục tiêu. Gặp sự cố, hàng trăm chiếc xe phía sau hoảng loạn, dồn ứ như một con rắn khổng lồ dài hơn 5 km! Đúng lúc đó, các mũi xung kích của ta đồng loạt ào ạt xông lên, đánh tan lực lượng bảo vệ sườn và tràn xuống mặt đường. “Chỉ sau 10 phút, 3 chỉ huy MG 100 đều bị loại khỏi vòng chiến đấu. Và đúng 7 tiếng đồng hồ giao tranh ác liệt, quân ta đã hoàn toàn làm chủ trận địa. Hơn 700 tên địch bị chết và bị thương, 1.200 tên bị bắt sống, quân ta còn thu được 229 xe cơ giới, 20 đại bác và hàng ngàn súng các loại bổ sung cho lực lượng. Về phía ta, 147 liệt sĩ vĩnh viễn nằm lại chiến trường dưới làn đạn giặc”-ông Tự mô tả lại trận đánh.

Các cựu chiến binh Trung đoàn 96 năm xưa đến thăm đồng đội đã ngã xuống tại cây số 15. Ảnh: Lê Hòa
Các cựu chiến binh Trung đoàn 96 năm xưa đến thăm đồng đội đã ngã xuống tại cây số 15. Ảnh: Lê Hòa

Với sự anh dũng, mưu trí và quyết tâm đến cùng, những chiến sĩ Trung đoàn 96 và đội dân quân “đầu trần, chân đất” đã lập nên một chiến công vang dội, một “Điện Biên Phủ” trên chiến trường Tây Nguyên nói riêng, liên khu V nói chung. Sau chiến thắng này, Bác Hồ đã gửi thư khen: “Các chú hoạt động có thành tích khá. Bác vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú và thưởng đoàn vừa thắng khá ở An Khê Huân chương Kháng chiến hạng nhất... Bác chờ nhiều tin thắng lợi của các chú và thân ái hỏi thăm đồng bào trong đó”.

…Hôm nay, nếu ai có dịp đi qua Đak Pơ trên con đường quốc lộ 19 sẽ thấy Tượng đài chiến thắng Đak Pơ ghi lại chiến tích của trận đánh huyền thoại sừng sững trên đỉnh dốc nơi quân ta chọn làm huyết chiến điểm, mở màn cho trận giao thông chiến lừng lẫy bậc nhất trong lịch sử kháng Pháp. Nhiều năm qua, dù đã được đầu tư xây dựng song tượng đài vẫn có phần khiêm tốn so với tầm vóc lịch sử trận đánh quân dân ta làm nên 60 năm về trước. Tuy nhiên, trong chuyến công tác mới đây, ông Phạm Huy Hùng-Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đã đồng ý sẽ hỗ trợ tỉnh Gia Lai trong việc đầu tư nâng cấp cụm công trình Tượng đài chiến thắng Đak Pơ ngay trong năm 2014 này...

Sáng mãi Điện Biên Phủ

Ảnh: Lê Hòa
Ảnh: Lê Hòa

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào, là ngọn đuốc cháy sáng trong trái tim mỗi người con nước Việt hôm nay. Không quên lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn sống: “Cần phát huy tinh thần của chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa vào công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay”, nhiều hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra khắp nơi trong cả nước nhằm thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào về thế hệ cha anh đi trước: Hoạt động về nguồn, tọa đàm gặp mặt các cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; khai mạc tuần phim kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên Phủ; triển lãm ảnh, giới thiệu sách về Điện Biên; Em kể chuyện về Âm vang Điện Biên…

Riêng đối với Gia Lai, bên cạnh các hoạt động chào mừng, đáng chú ý nhất là cuộc thi tìm hiểu “60 năm-Âm vang Điện Biên”, do Ban Tuyên giáo 3 tỉnh: Gia Lai, Quảng Nam và Điện Biên cùng phối hợp tổ chức. Cuộc thi nhằm mục đích tuyên truyền ý nghĩa, tầm vóc và giá trị lịch sử của chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. Với nhiều chủ đề khác nhau, như: Tây Nguyên hướng về Điện Biên, Bắc Tây Nguyên chia lửa với Điện Biên, Từ Tây Nguyên đến Điện Biên… đã thu hút hơn 80 ngàn lượt người tham gia. Đối với phần thi viết, Ban tổ chức cuộc thi cũng đã nhận được 10.782 bài thi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. “Sức nóng” của chiến thắng Điện Biên Phủ làm cho cuộc thi “60 năm-Âm vang Điện Biên” trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút được đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh tham gia.

Thiếu nhi Gia Lai tham gia thi kể chuyện 60 năm Âm vang Điện Biên. Ảnh: Minh Nguyễn
Thiếu nhi Gia Lai tham gia thi kể chuyện 60 năm Âm vang Điện Biên. Ảnh: Minh Nguyễn

Đáng nói đến là bài dự thi được đầu tư kỹ lưỡng, tâm huyết dài hơn 400 trang được viết bằng tay với nhiều hình ảnh sưu tầm minh họa cho từng trận đánh của chị Bùi Thị Phương Hoa-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh (TP. Pleiku)-người giành giải nhất cuộc thi “60 năm-Âm vang Điện Biên”. Bài dự thi đã cho thấy phần nào sự tâm huyết của một nữ giáo viên đối với sự kiện lịch sử-chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. “Khi bài dự thi đã đánh máy được hơn 100 trang thì tôi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, rồi được xem những bài báo, thước phim gắn liền cuộc đời ông với chiến thắng Điện Biên Phủ khi ấy làm tôi thấy rất xúc động. Lúc đó, mọi cảm xúc của tôi về người Tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ mà tôi chưa từng gặp bỗng dâng trào, thế là tôi quyết định viết tay bài dự thi của mình”-chị Hoa, chia sẻ.

Cùng chung suy nghĩ, cảm xúc như chị Hoa, rất nhiều bạn trẻ, thậm chí là những em nhỏ học sinh cấp I, cấp II tham gia cuộc thi “Em kể chuyện Âm vang Điện Biên” cũng đều cảm thấy tự hào xen lẫn xúc động, cảm phục khi kể lại câu chuyện liên quan tới đóng góp, sự hy sinh của những anh hùng trong chiến dịch: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Tô Vĩnh Diện, Trần Can… Em Phương Tấn Thành (Lớp 9-Trường THCS Tôn Đức Thắng-TP. Pleiku), chia sẻ: “Qua câu chuyện kể về các anh hùng, em cảm thấy yêu hơn những chiến sĩ bộ đội dũng cảm, kiên cường. Cuộc thi giúp em có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết hơn về một Điện Biên hào hùng của cha ông”.

Vĩ thanh: Những ngày này, cùng với quân và dân Điện Biên, nhân dân cả nước đang hướng về những ngày tháng Năm lịch sử. Điện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng chiến thắng của ý chí, sức mạnh lòng yêu nước, kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam anh hùng. Điện Biên Phủ-Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi ngời sáng, là niềm tự hào và là điểm tựa vững chắc cho dân tộc hôm nay và ngày mai tiếp bước đi lên.

Lê Hòa-Minh Triều

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.