Bài 2: Số phận của một lò mổ tập trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nghe theo lời động viên của lãnh đạo chính quyền TP. Pleiku, một người dân đã cầm cố nhà cửa, vườn tược để vay tiền xây dựng lò mổ gia súc tập trung. Thế nhưng sau khi dự án lò mổ bị phá sản, chủ lò có nguy cơ bị tòa án phát mãi nhà cửa, vườn tược…

Lò mổ gia súc… để ngó!

3 giờ sáng 23-11, chúng tôi ngồi chờ tại lò giết mổ gia súc tập trung của ông Vũ Thế Kỳ (ở tổ 3, phường Đống Đa, TP. Pleiku). Khuôn viên lò mổ rộng chừng 2 sào tĩnh mịch, giá lạnh buốt người. Cả 4 chuồng nhốt heo rộng thênh thang chỉ có 3 con heo của nhà ông chủ lò nằm chờ lên thớt. Ông Kỳ giọng nói uể oải: “Mỗi đêm chỉ mổ có 2-3 con heo của gia đình. Hơn chục năm nay chẳng có ai đưa heo đến đây giết mổ nữa”. Tình cảnh lò mổ gia súc tập trung thật khác xa với những gì người ta trông đợi kể từ ngày khai sinh lò mổ đầu tiên và duy nhất của Phố núi.

 

 Lò mổ gia súc tập trung của ông Vũ Thế Kỳ. Ảnh: Nguyễn Tú
Lò mổ gia súc tập trung của ông Vũ Thế Kỳ. Ảnh: Nguyễn Tú

Đầu tháng 9-2003, sau nhiều nỗ lực của UBND thành phố, 1 lò mổ gia súc tập trung đã được xây dựng tại tổ 9, phường Thống Nhất (nay là tổ 3, phường Đống Đa). Lò mổ có công suất 150 con heo/đêm, theo đúng tiêu chuẩn: có đầy đủ hệ thống chuồng nhốt gia súc, bàn mổ, xử lý chất thải, tường rào bao quanh, phòng trực của cán bộ thú y... Ủy ban Nhân dân TP.  Pleiku đã ra Chỉ thị số 10/CT -UB ngày 12-8-2003 về việc “Tăng cường công tác quản lý giết mổ, vận chuyển và buôn bán thịt gia súc trên địa bàn thành phố”, trong đó yêu cầu các chủ giết mổ gia súc trên địa bàn 5 phường, xã là: Thống Nhất, Yên Thế, Yên Đổ, Tây Sơn và Biển Hồ kể từ ngày 1-9-2003 phải đưa trâu, bò, heo vào giết mổ tại lò; đồng thời, rút hết giấy phép hành nghề của hơn 30 hộ giết mổ ở 5 phường, xã này và giao trách nhiệm cho Trạm Thú y, Ban Quản lý các chợ, Đội Quản lý Thị trường số 1, UBND các xã, phường chịu trách nhiệm vận động các hộ vào giết mổ tại lò tập trung…

Chủ lò mổ Vũ Thế Kỳ nhớ lại, tháng đầu tiên lò hoạt động mọi việc có phần êm xuôi. Ủy ban Nhân dân các phường, xã trên đã tổ chức họp mặt các hộ giết mổ để vận động, viết cam kết đưa gia súc vào lò mổ tập trung; đồng thời, phối hợp với lực lượng Công an, Thú y, Quản lý Thị trường tiến hành kiểm tra gắt gao tại nhà, tại chợ nên mỗi đêm có khoảng 45 con heo được giết mổ tại lò. Nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn, đến khi không còn sự kiểm tra nữa, mọi việc lại trở về như cũ. Nhà nào lo giết mổ heo ở nhà ấy. “Hơn 10 năm nay, chẳng có nhà nào đem heo đến đây mổ nữa. Lò mổ tập trung xây rồi… để ngó”.

Chính quyền đem con bỏ chợ?

Ôm chồng hồ sơ dày cộp kêu cứu về việc Chi cục Thi hành án Dân sự TP. Pleiku nhiều lần tiến hành cưỡng chế, kê biên tài sản của gia đình, ông Vũ Thế Kỳ bức xúc: Thực hiện chủ trương của TP. Pleiku và sự vận động nhiệt tình của Phòng Kinh tế, Trạm Thú y, tháng 2-2003, gia đình tôi đã thế chấp toàn bộ nhà cửa, vườn cà phê kinh doanh để vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi giải quyết việc làm 120 để xây dựng lò mổ gia súc tập trung. Trong đó, có 48 triệu đồng là vốn vay thế chấp và 52 triệu đồng là vốn UBND TP. Pleiku tín chấp. Quá trình xây dựng phát sinh thêm chi phí nên tổng nguồn vốn công trình đội lên là 500 triệu đồng. Lúc đó, tôi đã phải bán thêm một vườn cà phê còn lại và vay nóng bên ngoài hàng trăm triệu đồng để xây dựng.

Đầu tháng 9-2003, lò mổ gia súc đưa vào hoạt động nhưng chỉ được 1 tháng rồi sau đó bỏ không cho đến nay. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu do Chỉ thị 10/CT-UB ngày 12-8-2003 về việc “Tăng cường công tác quản lý giết mổ, vận chuyển và buôn bán thịt gia súc trên địa bàn thành phố” của UBND TP. Pleiku chỉ bắt buộc các chủ giết mổ gia súc trên địa bàn 5 phường, xã kể từ ngày 1-9-2003 phải đưa trâu, bò, heo vào giết mổ tại lò mổ tập trung; các cơ sở giết mổ ở các phường xã còn lại vẫn được tự do giết mổ tại nhà. Chính cách làm nửa vời đó đã gây mất công bằng trong các cơ sở giết mổ gia súc toàn thành phố nên các chủ “lò mổ” âm thầm chống đối, tự ý đưa heo bò đến các xã, phường khác không bị cấm để giết mổ, hoặc lén lút mổ ở nhà. Vì vậy sau 1 tháng hoạt động, khi lực lượng kiểm tra của thành phố rút đi thì không còn ai đưa heo, bò đến lò mổ tập trung nữa nên lò đành đóng cửa. 

Đức Phương-Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null