Bài 2: Chống đầu cơ, lãng phí từ đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chính sách chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ mạnh là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các dự án hoang hóa, dự án kéo dài, tình trạng đầu cơ tràn lan trong lĩnh vực nhà, đất.

Đất chưa xây dựng tại khu đô thị Đông Tăng Long, quận 9. Ảnh: CAO THĂNG
Đất chưa xây dựng tại khu đô thị Đông Tăng Long, quận 9. Ảnh: CAO THĂNG
Tập trung vào phân khúc có nhu cầu ở thật
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (Horea), cho rằng, các chế tài hiện nay đối với người sở hữu nhiều nhà hoặc để nhà, đất lãng phí, không sử dụng vẫn còn bỏ ngỏ. Tại nhiều nước, việc kiểm soát dòng tiền và đánh thuế lũy tiến căn nhà thứ 2 trở lên rất chặt chẽ nên hạn chế rất tốt vấn đề này. Theo ông Lê Hoàng Châu, để giải quyết tình trạng “nhà bỏ không” như tại một số dự án, cần có biện pháp tạo thanh khoản cho thị trường bằng cách kích cầu, hỗ trợ trực tiếp về tài chính, lãi suất, thuế cho người mua nhà đất, nhất là những người mua nhà lần đầu. Thời gian qua, Horea đã có rất nhiều kiến nghị đến thành phố và bộ, ngành trung ương tạo điều kiện về chính sách cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào phân khúc phục vụ nhu cầu thật của người mua để ở.
Theo các chuyên gia, thuế lũy tiến cho tài sản thứ 2, thứ 3 là công cụ hữu hiệu để tạo sự công bằng cho mọi đối tượng sở hữu đất đai. Thay đổi quy trình giao dịch thông qua chủ thể thứ ba có sự kiểm soát của chính phủ để có thông tin giao dịch chính xác và dễ dàng cho việc thống kê thị trường. Luật hóa bộ quy chuẩn cho sàn giao dịch bất động sản, nhân viên môi giới hoạt động có quy trình và kiểm tra chặt chẽ. Có những biện pháp chế tài nghiêm ngặt các hoạt động lĩnh vực này. Để có một thị trường bất động sản phát triển bền vững, công bằng và lành mạnh, các cấp quản lý cần phải có sự quyết tâm thay đổi nhằm hạn chế việc đầu cơ địa ốc gây nhiễu loạn thị trường bằng các biện pháp cứng rắn, khoa học, phù hợp với xu hướng hội nhập sâu rộng của Việt Nam như hiện nay. 
Ở một góc nhìn khác, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Ủy viên Hội đồng Quy hoạch kiến trúc TPHCM, cho rằng, bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có sự tham gia của các nhà đầu tư thứ cấp, nhất là lĩnh vực bất động sản - một thị trường cần lượng vốn rất lớn, chủ đầu tư khó có thể đứng ra “bao” hết đầu ra mà cần có “cánh tay” nối dài là các nhà đầu tư thứ cấp tiếp sức, họ có thể mua sỉ và bán lại ở mức độ lợi nhuận nào đó. Vấn đề là nhà nước quản lý được để tránh thất thu thuế và điều tiết lại chính sách nhà ở cho người lao động thu nhập thấp.
Thay đổi cách thực hiện quy hoạch
Trở lại câu chuyện các dự án được xem là “đất vàng” bị lãng phí trong thời gian qua, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa cho rằng, dù là vàng hay kim cương nếu không được đưa vào sử dụng thì cũng vô giá trị. Cụ thể, dự án Thanh Đa có vị trí vô cùng đắc địa. Tuy nhiên, muốn nó trở thành “vàng” hay “kim cương”, cần phải đầu tư, vực dậy vùng đất này. Cho đến giờ vẫn chưa tìm được nhà đầu tư thật sự muốn thực hiện dự án. Lý do chính là việc đầu tư vào khu vực Thanh Đa khá rủi ro vì mặt bằng ở đây thấp trũng. Nếu đầu tư, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều chi phí như: Đổ thêm đất làm nền móng, xây cầu nối từ đường Phạm Văn Đồng qua bán đảo Thanh Đa rồi từ Thanh Đa qua xa lộ Hà Nội, hay giải tỏa bồi thường đất cho người dân... Khối lượng công việc quá lớn! Vì vậy không nên tham vọng tìm một nhà đầu tư cho dự án này. Điều cần làm bây giờ là nên quy hoạch khu Bình Quới - Thanh Đa theo các khu chức năng khác nhau như khu vực nào phát triển được thì kêu gọi đầu tư phát triển, còn lại để cho người dân xây dựng. Nếu sau này có nhà đầu tư tiềm năng muốn phát triển dự án thì mua lại đất của dân và bồi thường thỏa đáng. 
Tại hội thảo “Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng TPHCM giai đoạn 2016-2021” mới đây, TS Trần Du Lịch cũng cho rằng, quỹ đất đô thị trong quá trình đô thị hóa chính là con gà “đẻ trứng vàng”, nhưng từ trước đến nay ta đã để thất thoát quá nhiều, do đó cần tận dụng triệt để nguồn lực này. Các chuyên gia kinh tế cũng có chung nhận định, nếu Nhà nước không đầu tư làm cầu, đường thì khu Nam Sài Gòn khó phát triển như hiện nay. Chính việc đầu tư cơ sở hạ tầng như mở rộng hệ thống giao thông đã làm thay đổi bộ mặt của các vùng ven trung tâm. Tuy nhiên, phần chênh lệch thuế sử dụng đất từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng, Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng đang chảy vào tay các cá nhân, nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đáng lý ra nguồn thu này phải được bổ sung vào ngân sách nhà nước để bù đắp cho chi phí đầu tư hạ tầng.
ĐỖ TRÀ GIANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chàng du học sinh Việt giúp người trẻ tìm về cội nguồn

Chàng du học sinh Việt giúp người trẻ tìm về cội nguồn

Ngoài thành tích học tập đáng nể, tốt nghiệp loại giỏi cùng lúc 2 bằng cử nhân kinh tế và khoa học nhận thức tại ĐH California - Berkeley, Mỹ, Trương Thời Tiến (24 tuổi), còn là người sáng lập VieTalk, dự án giới thiệu văn hóa, dạy tiếng Việt cho người trẻ gốc Việt.
Dấn thân chữa bệnh cứu người

Dấn thân chữa bệnh cứu người

Đi qua đủ thăng trầm của nghề y, mái tóc điểm bạc, nhiều thầy thuốc vẫn miệt mài trên con đường chữa bệnh cứu người. Họ đi đến bất kỳ nơi đâu người bệnh cần với một tinh thần y khoa dấn thân và trách nhiệm truyền “lửa nghề” cho thế hệ kế cận.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - bài 12: Kéo điện vượt sông Hồng

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - bài 12: Kéo điện vượt sông Hồng

Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) sẽ tới hạn phải hoàn thành. Mặc thời tiết khi thì nắng cháy da thịt, khi thì mưa trắng trời đất, những chiến binh áo cam vẫn vượt mọi thử thách để hoàn thành công trình ánh sáng…
Nhà báo... tay ngang

Nhà báo... tay ngang

Giữa trời nắng nóng 40°C, ông hẹn gặp chúng tôi ở quán nước bên cây ngô đồng. Ông bảo tranh thủ chút đỉnh vì còn đi cơ sở viết bài cho bà con. Ông là Hồ Duy Thiện (76 tuổi, ngụ thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), được bà con gọi thân thương là “nhà báo làng”
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua khu vực Nam Định, Thái Bình chủ yếu được xây dựng trên khu vực đồng trũng, đất lầy nên việc thi công móng cọc có tính quyết định. Tổng chiều dài cọc ép xuống lòng đất tuyến Nam Định I - Phố Nối khoảng 500km tương đương chiều dài tuyến đường dây 500kV mạch 3.
Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Sự may mắn trong lúc đi viết phóng sự chỉ đến khi chính mình đã kiên trì, gắng sức đeo bám nhân vật. Nếu nản lòng, bạn có thể sẽ bỏ qua một câu chuyện ý nghĩa, một con người thú vị, truyền cảm hứng cho cộng đồng…