Bắc Kạn: Phát hiện 4 di tích người tiền sử ở Vườn Quốc gia Ba Bể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc phát hiện 4 di tích khảo cổ ở Vườn Quốc gia Ba Bể, đặc biệt di tích hang Thẳm Kít, đã làm phong phú thêm nhận thức về văn hóa tiền sử Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung.

 Nhiều hiện vật thuộc giai đoạn hậu kỳ đá cũ được phát hiện.
Nhiều hiện vật thuộc giai đoạn hậu kỳ đá cũ được phát hiện.


Ngày 18/7, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Trưởng đoàn Đoàn khảo sát của Viện và Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn, cho biết trong đợt điều tra khảo cổ học vừa diễn ra tại Vườn Quốc gia Ba Bể, đoàn khảo sát phát hiện được nhiều địa điểm có dấu tích văn hóa của người tiền sử trong hang động thuộc những dãy núi đá vôi bao quanh hồ.

Nổi bật trong số này là 4 di tích: hang Thẳm Kít, hang Thẳm Mỳa, hang Nả Phoòng và Động ba cửa thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể. Đặc điểm chung các di tích hang tiền sử này là phân bố trong vùng lõi của Vườn Quốc gia, gần lòng hồ, cửa hang trông xuống hồ Ba Bể.

Phát hiện 54 di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá

Hang Thẳm Kít là một thắng cảnh của Vườn Quốc gia Ba Bể (tọa độ địa lý: 22027’17’’ vĩ độ Bắc, 105040’33’’ kinh độ Đông). Hang cao khoảng hơn 50m so mặt hồ. Cửa hang hình vòm, rất lớn, quay về hướng Tây chếch Nam.

Đường lên hang khá thuận tiện. Lòng hang rộng gần 3.000m2, nền hang khá bằng phẳng, chia làm 3 buồng lớn với nhiều ngách nhỏ. Trong lòng hang có một số đá tảng lớn là bằng chứng của những hoạt động kiến tạo địa chất trong quá khứ-đá bị tách ra và rơi từ trần xuống.

Phần lớn diện tích ở khu vực cửa hang nhận được ánh sáng tự nhiên, thuận lợi cho con người cư trú. Đứng trước cửa hang có thể nhìn thấy hồ Ba Bể rộng lớn ở xa phía dưới.

Qua nghiên cứu toàn bộ lòng hang, đoàn khảo sát đã phát hiện được nhiều công cụ đá cuội ghè đẽo. Đoàn khảo sát đã đào thám sát một hố nhỏ rộng 1,5m2.

Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, dấu tích của người nguyên thủy được phát hiện ở như khắp khu vực hang. Do phần lớn bề mặt nền hang đã bị xáo trộn nhờ hoạt động của con người thời hiện đại, nên tầng văn hóa cổ đại xuất lộ ngay trên bề mặt.

Dấu vết để lại trong lòng hang cho thấy, di tích có một lớp văn hóa duy nhất dày khoảng 50cm, có độ kết cấu khá cứng, được hình thành bởi đất sét trong hang đá có màu vàng sẫm, chứa di vật khảo cổ xen lẫn xương, răng động vật.

Đoàn khảo sát cũng đã phát hiện 54 di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá. Trong lòng hang đã phát lộ dấu tích của một bếp cổ trong tầng văn hóa và chưa phát hiện được dấu tích mộ táng.

Tất cả công cụ bằng đá đều được chế tác từ những viên đá cuội dưới sông, suối. Loại hình công cụ ở đây mang đặc trưng công cụ thời Đá cũ như "rìu" thô sơ dùng để chặt, đập, có rìa lưỡi ngang, rìa lưỡi xiên chéo, "dao" mũi nhọn...

Đoàn khảo sát đã tìm thấy một số hòn ghè cùng nhiều mảnh tước nhỏ. Tất cả công cụ bằng đá được tạo tác bằng kỹ thuật ghè, đẽo còn thô sơ, ghè trực tiếp hạn chế phần rìa lưỡi, chưa xuất hiện việc tu chỉnh công cụ và không tìm thấy công cụ có dấu mài và bàn mài.

Cùng với những di vật đồ đá trên là dấu tích của nhiều xương, răng động vật đã bán hóa thạch. Đó chính là tàn tích thức ăn của người tiền sử bỏ lại.

Đáng chú ý là đoàn khảo sát đã tìm thấy một mảnh đá cuội dẹt nhỏ, trên bề mặt có dấu vết của 2 lỗ vũm tròn nhỏ với đường kính 1,2cm, được người xưa đục khoét khá cẩn thận. Đây là di vật mà chức năng và ý nghĩa thực của nó vẫn còn là điều bí ẩn đối với các nhà khảo cổ học.

Việc tìm thấy nhiều xương động vật bán hóa thạch và những dấu tích còn lại cho thấy hoạt động săn bắt, hái lượm chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phương thức tìm kiếm nguồn thức ăn của người tiền sử nơi đây. Sự có mặt của nhiều hòn ghè, đá cuội nguyên liệu, đá có vết ghè và mảnh tước ở đây chứng tỏ quá trình gia công công cụ được tiến hành tại chỗ.

Hang Thẳm Kít xứng đáng được coi là “Động người xưa”

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trình Năng Chung, khi so sánh các di tích, di vật hang Thẳm Kít với bộ sưu tập khảo cổ ở hang Thẳm Thinh, một di tích hậu kỳ Đá cũ ở xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, có thể nhận thấy nhiều nét tương đồng, gần gũi.


 

Các nhà khảo cổ khảo sát tại hang Thẳm Khít.
Các nhà khảo cổ khảo sát tại hang Thẳm Khít.


Dựa vào nghiên cứu tổng thể các di vật, kết cấu và tuổi trầm tích địa tầng văn hóa, bước đầu các nhà nghiên cứu cho rằng hang Thẳm Kít là một di tích về nơi cư trú của người nguyên thủy thuộc giai đoạn hậu kỳ Đá cũ có niên đại cách nay khoảng gần 20.000 năm.

Hang Thẳm Kít rất xứng đáng được coi là “Động người xưa” trong khu Vườn Quốc gia Ba Bể. Tại các hang Thẳm Mỳa, hang Nả Phoòng, Động ba cửa, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mảnh gốm cổ, thân mỏng có trang trí hoa văn thừng và văn khắc vạch mang đặc trưng của gốm thời đại Kim khí.

Đáng chú ý là tại hang Thẳm Mỳa ngoài đồ gốm thời Kim khí ra các nhà khảo cổ học còn phát hiện được bộ công cụ bằng đá thuộc văn hóa Hòa Bình, gồm công cụ hình bầu dục, công cụ rìu ngắn, công cụ dạng hình đĩa.

Điều này chứng tỏ hang Thẳm Mỳa là địa điểm cư trú của nhiều thế hệ cư dân cổ, từ cư dân văn hóa Hòa Bình thuộc sơ kỳ Đá mới với niên đại cách nay khoảng gần 10.000 năm. Lớp cư dân muộn hơn thuộc thời đại Kim khí cách nay khoảng trên dưới 3.000 năm.

Việc phát hiện 4 di tích khảo cổ ở Vườn Quốc gia Ba Bể, đặc biệt di tích hang Thẳm Kít, đã làm phong phú thêm nhận thức về văn hóa tiền sử Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Những phát hiện mới này làm tôn vinh thêm giá trị văn hóa nhân sinh trong Vườn Di sản thiên thiên ASEAN của hồ Ba Bể.

Hiện nay, các nhà khảo cổ có kế hoạch sẽ khai quật một số vị trí trong hang Thẳm Kít vào thời gian tới.

Theo Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.