AstraZeneca công bố kết quả khả quan về thuốc điều trị COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những kết quả thử nghiệm mới đối với 5.197 người không mắc COVID-19 cho thấy thuốc AZD7442 của AstraZeneca giúp giảm 77% nguy cơ phát triển bệnh có triệu chứng và không có trường hợp nào nghiêm trọng.

 (Nguồn: Reuters)
(Nguồn: Reuters)


Ngày 20/8, hãng dược phẩm AstraZeneca thông báo kết quả khả quan trong thử nghiệm thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh COVID-19 của hãng này.

Theo AstraZeneca, thuốc AZD7442, được bào chế kết hợp từ 2 kháng thể, ban đầu được phát triển để điều trị cho những người mắc COVID-19.

Những kết quả thử nghiệm mới đối với 5.197 người không mắc COVID-19 cho thấy thuốc đã giúp giảm 77% nguy cơ phát triển bệnh có triệu chứng và không có trường hợp nào nghiêm trọng.

Theo chuyên gia Myron Levin, 1 liều thuốc AZD7442 có thể ngăn chặn nhanh chóng và hiệu quả các triệu chứng của bệnh.

Với kết quả thử nghiệm trên, AZD7442 có thể là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19.

Thuốc AZD7442 được kỳ vọng có thể sử dụng song song với vaccine ngừa COVID-19 cho những người cần được bảo vệ nhiều hơn, với thời gian bảo vệ lên đến 12 tháng.

Tham gia thử nghiệm trên là những người trưởng thành không dung nạp vaccine hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Chính phủ Mỹ đã tài trợ cho chương trình phát triển thuốc AZD7442 và đã đạt thỏa thuận sẽ nhận được 700.000 liều thuốc này.

Dự kiến, AstraZeneca sẽ gửi dữ liệu cho các cơ quan y tế để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp hoặc phê duyệt có điều kiện loại thuốc này.

Ngày 20/8, hãng Johnson & Johnson (J&J) đã nộp đơn xin Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ cấp phép thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 của hãng này cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

J&J nhấn mạnh việc tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 ở thanh thiếu niên là cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng.

Trước đó, hồi đầu tháng này, Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine 1 liều của J&J. Theo đó, đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 5 được lưu hành ở Ấn Độ.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, một hội đồng chuyên gia thuộc Cơ quan quản lý dược phẩm nước này cùng ngày đã đề nghị cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Zydus Cadila.

Đây là loại vaccine gồm 3 liều. Tuy nhiên, hãng dược Zydus Cadila chưa đưa ra bình luận gì trước thông tin trên.

Cùng ngày 20/8, Hàn Quốc cho biết đơn vị sản xuất vaccine CoviVac ngừa COVID-19 của Nga đã nộp đơn xin cấp phép lưu hành ở quốc gia này. Tuy nhiên, Hàn Quốc chưa thông báo kế hoạch mua loại vaccine này.

Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ngày 20/8 cho biết một nghiên cứu quy mô nhỏ về việc sử dụng kết hợp vaccine của AstraZeneca và thành phần đầu tiên của vaccine Sputnik V đã cho kết quả khả quan.

Theo RDIF, dữ liệu sơ bộ sau khi thử nghiệm trên 20 người đầu tiên cho thấy kháng thể xuất hiện ở 100% người tham gia thử nghiệm.

Đây là kết quả thử nghiệm lâm sàng được thực hiện giữa đơn vị bào chế vaccine Sputnik V và AstraZeneca ở Azerbaijan.

 

https://www.vietnamplus.vn/astrazeneca-cong-bo-ket-qua-kha-quan-ve-thuoc-dieu-tri-covid19/735261.vnp

Theo Trần Quyên (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.