Áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh đã đi vào Biển Đông, giật cấp 9

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tối qua (19.12), áp thấp nhiệt đới đã vượt qua bán đảo Palawan (Philippines) và đi vào Biển Đông.

Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia.
Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia.


Hồi 22 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,1 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 470km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50 - 60km/giờ), giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 22 giờ ngày 20.12, vị trí tâm bão ở khoảng 10,7 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 100km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 8,0 đến 12,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 112,5 đến 120,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được 15 - 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 22 giờ ngày 21.12, vị trí tâm bão ở khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách Huyền Trân khoảng 80km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Vùng biển phía Đông khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông quần đảo Trường Sa) có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, giật cấp 11; biển động rất mạnh; sóng biển cao từ 5,0 - 7,0m.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 6-10 độ vĩ Bắc nối với áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh nên vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8; biển động; sóng biển cao từ 2,0- 4,0m. Khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

 

https://laodong.vn/moi-truong/ap-thap-nhiet-doi-di-chuyen-nhanh-da-di-vao-bien-dong-giat-cap-9-863738.ldo

Theo An An (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dự báo, cảnh báo thời tiết trong tháng 5 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Dự báo, cảnh báo thời tiết trong tháng 5 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Gia Lai cung cấp đến các sở, ngành, đơn vị, địa phương các bản tin của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên và Viện Quy hoạch thủy lợi dự báo, cảnh báo thời tiết, nguồn nước trong tháng 5 trên địa bàn tỉnh.

Nắng nóng 'bao phủ' nhiều khu vực

Nắng nóng 'bao phủ' nhiều khu vực

Nước Anh đang trải qua những ngày đầu tháng 5 nóng nhất trong lịch sử khi nhiệt độ liên tục tăng vọt, làm gia tăng các cảnh báo về cháy rừng và những nguy cơ tiềm ẩn khi bơi lội ở vùng nước tự nhiên. Nam Á cũng đang trong tình trạng tương tự.

Tây Nguyên, Nam Bộ đón mưa lớn

Tây Nguyên, Nam Bộ đón mưa lớn

Từ chiều tối nay đến ngày 2/5, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Tại miền Bắc, mưa lớn giảm từ trưa nay, ít khả năng xuất hiện lại trong 2-3 ngày tới.

Thời tiết các thành phố lớn dịp 30/4

Thời tiết các thành phố lớn dịp 30/4

Hà Nội có thể đón mưa trong hai ngày đầu kỳ nghỉ lễ sau đó trời hửng nắng nhẹ. Huế, Đà Nẵng, Nha Trang đón thời tiết thuận lợi trong thời gian nghỉ lễ. Đà Lạt và TPHCM có thể đón mưa dông cục bộ vào chiều tối.