Ăn nhiều carbs tinh chế làm tăng nguy cơ tử vong sớm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tập san The BMJ cho hay việc thường xuyên ăn quá nhiều carbohydrate đã qua chế biến (carbs tinh chế, ảnh) như bánh mì trắng, ngũ cốc ăn sáng, mì ống và bánh ngọt... có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm.

Ảnh: SHUTTERSTOCK
Ảnh: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu do hơn 10 trường đại học khắp thế giới phối hợp cùng Viện Nghiên cứu St.John (TP.Bangalore, bang Karnataka, miền nam Ấn Độ) thực hiện. Nhóm khoa học gia đã thu thập những dữ liệu về nhân khẩu học, lối sống, thói quen ăn uống của gần 138.000 người trưởng thành tại 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, rồi so sánh những yếu tố này với kết quả sức khỏe của họ trong gần một thập niên.
Cụ thể, những người tham gia nghiên cứu có chế độ ăn từ 7 đến 10 lát bánh mì trắng mỗi ngày (hoặc lượng carbs tinh chế tương tự) sẽ có nguy cơ tử vong sớm hơn 27%, có nguy cơ đau tim hay đột quỵ cao hơn 33%, so với những người ăn ít, hoặc không ăn carbs tinh chế mỗi ngày.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc cải thiện lượng carbs tinh chế nạp vào là yếu tố quan trọng giúp mọi người duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và sức khỏe tốt.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng không phải tất cả loại carbs đều tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe. Trong nghiên cứu trên, nhóm người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và gạo trắng hoàn toàn không bị ảnh hưởng nào đáng kể.
Theo Trà Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.