Ăn nên làm ra nhờ đặc sản "một nắng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Krông Pa thường gắn liền với tên gọi “chảo lửa” bởi khí hậu khắc nghiệt, thiếu mưa, thừa nắng. Nhưng cũng nhờ đó mà văn hóa ẩm thực bản địa ở đây rất đậm đà với các loại đặc sản một nắng. Hiện nhiều cơ sở tại Krông Pa đang ăn nên làm ra với các loại đặc sản riêng có này.

Ngoài những món đặc trưng như qué, cà xóc, gỏi, muối kiến… thì Krông Pa có một món đặc sản đã định hình được chỗ đứng trên thị trường, đó là thịt bò một nắng. Và gần đây, ở Krông Pa lại có thêm những món đặc sản một nắng khác là thịt heo ba chỉ một nắng và cá rô phi một nắng.
 

 Bò một nắng.
Bò một nắng.

Ông Nguyễn Quang Tuấn-Chủ cơ sở làm thịt bò một nắng Tuấn Hậu (tổ dân phố 7, thị trấn Phú Túc, Krông Pa) cho biết: Để làm thịt bò một nắng không có gì là khó, tuy nhiên ngon hay không là ở nguồn gốc của thịt bò, khâu ướp gia vị và độ nắng của ngày hôm đó. Thịt bò nhất quyết phải là thịt bắp của bò tơ, được chăn thả trong tự nhiên nên thớ thịt săn chắc, ít nước lại có vị ngọt tự nhiên. Cách làm cũng rất đơn giản, thái thịt bò thành từng miếng mỏng theo thớ thịt cỡ bằng bàn tay, gia vị ướp gồm muối, bột ngọt, sả, ớt, xì dầu, bột nêm và có thể là thêm hạt mè nữa, tất cả trộn đều với tỷ lệ vừa đủ, ướp khoảng 30 phút thì đem phơi nắng đúng một ngày, cứ 3 giờ đồng hồ thì trở một lần. Sau đó đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng. Bò một nắng thành phẩm hiện có giá từ 400.000 đồng đến 450.000 đồng/kg.

Khoảng 3 năm trở lại đây, nhà hàng Ánh Cần ở dốc Đỏ, Phú Cần (Krông Pa) cũng đã chế biến ra món thịt heo ba chỉ một nắng đã được tạo dựng thành thương hiệu với mức giá từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg. Bà Phan Thị Ánh-Chủ doanh nghiệp Ánh Cần cho biết, để làm được món này  thì nguyên liệu nhất quyết phải là heo sọc dưa hoặc heo đen của người bản địa, phải chọn heo ngon loại từ cỡ từ 30 kg đến 40 kg, thịt lấy 2 bệ bụng ba chỉ, thái nhỏ ướp với gia vị gồm: muối, ớt, bột ngọt khoảng 30 phút rồi đem phơi 1 nắng. Thường thì phơi vào lúc 9 giờ sáng, đến khoảng 12 giờ trưa là trở đều và 3 giờ chiều là mang vào đóng hộp bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh. Tuy nhiên, điều đặc biệt là món này khi lấy ra sử dụng không cần rã đông. Chỉ cần lấy từng miếng thịt cho lên vỉ và nướng trên bếp than hồng, hoặc chiên. Khi nướng nhớ trở đều tay để thịt chín đều và không bị cháy. Thịt nướng chín rám vàng hai cạnh cùng mùi thơm tỏa ra rất quyến rũ ăn cùng muối kiến hoặc muối teng leng. Bà Ánh cho biết thêm, thịt heo ba chỉ một nắng thương hiệu Ánh Cần đã được thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đak Lak, Phú Yên chấp nhận.

Trong khi đó, dù trước kia phải cam phận “nhà nghèo” nhưng nay cá rô phi cũng đã nổi lên thành đặc sản với thương hiệu cá một nắng Krông Pa (200.000 đồng/kg). Đây cũng là một món ăn mới lạ mà thực khách phương xa đến với Krông Pa không thể quên sau khi thưởng thức. Anh Lê Xuân Phương-Chủ nhà hàng Phương Nhi cho biết, từ sau khi Krông Pa có các công trình thủy lợi lớn và thủy điện sông Ba Hạ chặn dòng, cá rô phi tự nhiên ở Krông Pa rất nhiều và rẻ nên nhà hàng đã mua về làm thử món cá một nắng để thêm món mới vào thực đơn nhà hàng. Không ngờ món mới này lại được thực khách đón nhận rất nhiệt tình.

Theo anh Xuân Phương, công đoạn chế biến món này cũng không khó, không khác gì nhiều so với thịt bò và thịt heo ba chỉ một nắng. Mua cá sông tươi, sống về đánh vảy, bỏ đầu, lọc bỏ xương, lấy phần thịt đem ướp gia vị gồm ớt, sả, bột ngọt, bột nêm, sau khi ướp khoảng 30 phút đem phơi đúng 1 nắng, quá trình phơi nửa ngày thì trở đều, sau đó đóng hộp bảo quản vào ngăn đông tủ lạnh. Khi ăn đem ra chiên giòn bằng dầu để nhỏ lửa hoặc đem nướng lửa than, canh “mặt” cá khô ửng hồng, phồng rộp, thơm phức là vừa chín tới. Điểm độc đáo của cá rô phi một nắng là cá vẫn giữ độ tươi ngọt, thịt dẻo hơn vừa thơm mùi nắng, lẫn dư vị mặn, cay của gia vị.


Một câu hỏi đặt ra là tại sao không phải là hai nắng hay ba nắng mà chỉ là một nắng? Bởi lẽ khi phơi một nắng thịt bò, thịt heo ba chỉ, cá rô phi sẽ đảm bảo được độ héo của thịt, bên ngoài giữ được màu vàng se, có độ khô bóng, bên trong vẫn có độ tươi của thịt, đảm bảo được hương vị, đủ chất dinh dưỡng và bảo quản được lâu ngày trong tủ lạnh mà không làm mất chất của thịt.

Những năm gần đây, các món đặc sản một nắng của Krông Pa ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người, bởi lẽ con em của vùng đất Krông Pa đang đi học xa nhà về chơi Tết hoặc những người từ nơi khác đến đây công tác đều muốn có chút quà biếu cho bạn bè, người thân, đối tác… hoặc dùng để chiêu đãi trong những buổi tiệc, họp mặt. Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng thương hiệu và quảng bá cho các sản phẩm một nắng Krông Pa mới chỉ là tự phát, mạnh ai nấy làm, chưa có quy mô, bài bản để hướng tới sự phát triển bền vững.

 Đức Mạo

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm